Giá dầu tiếp tục giảm hơn 2% sau loạt thông tin bất lợi

Giá dầu thế giới phiên 5/3 đã giảm phiên thứ tư liên tiếp sau khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến.

Điều này khiến giới đầu tư càng thêm lo ngại sau kế hoạch tăng sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) vào tháng Tư, cùng việc Mỹ áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Canada, Trung Quốc và Mexico.

143138-chu-ng-khoa-n-toan-cau-tang-gia-dau-giam-sau-ngay-to-ng-tho-ng-donald-trump-nham-chuc.jpg
Giàn khoan dầu tại Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đó, giá dầu Brent giảm 1,74 USD (tương đương 2,45%) xuống còn 69,30 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,95 USD (2,86%) xuống còn 66,31 USD/thùng.

Trước đó trong phiên, giá dầu đã chạm mức thấp nhất trong nhiều năm. Dầu Brent giảm xuống 68,33 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, còn dầu WTI chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023 là 65,22 USD/thùng.

Quảng cáo

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu dự trữ của Mỹ đã tăng 3,6 triệu thùng lên 433,8 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa kỳ vọng tăng 341.000 thùng của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters. Mức tăng mạnh trên chủ yếu do hoạt động bảo trì theo mùa của các nhà máy lọc dầu, trong khi lượng dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm do xuất khẩu tăng.

Bà Ashley Kelty, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Panmure Liberum cho biết việc Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc, Canada và Mexico đã gây ra những động thái trả đũa nhanh chóng từ mỗi quốc gia, làm gia tăng lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm và tác động kéo theo đối với nhu cầu năng lượng.

Các nhà phân tích của ngân hàng JP Morgan cho biết nếu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chậm lại 100 điểm cơ bản, mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm khoảng 180.000 thùng/ngày.

Một thông tin đáng chú ý khác là Chính phủ Mỹ hôm 4/3 thông báo sẽ chấm dứt giấy phép đã cấp cho nhà sản xuất dầu Chevron từ năm 2022 về hoạt động và xuất khẩu dầu của Venezuela.

Các nhà chiến lược hàng hóa của ngân hàng ING cho hay quyết định này khiến nguồn cung khoảng 200.000 thùng/ngày có nguy cơ bị gián đoạn.

Trong khi đó, các nhà phân tích của JP Morgan cho biết nhu cầu dầu toàn cầu tháng 2/2025 đạt trung bình 103,6 triệu thùng/ngày. Con số này đánh dấu mức tăng 1,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng không đạt được mức tăng dự kiến 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga