Nền kinh tế Anh bất ngờ suy giảm trong tháng 8/2022

Nền kinh tế Anh bất ngờ suy giảm trong tháng 8/2002 Lạm phát của Anh trong tháng Tám chạm mức 9,9%, gần mức cao nhất trong 40 năm khi giá năng lượng tăng vọt sau xung đột Nga-Ukraine, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.

Nền kinh tế Anh bất ngờ suy giảm vào tháng 8/2022, sau khi tăng trưởng chậm trong tháng trước đó, chịu tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và giá năng lượng tăng cao.

Dữ liệu chính thức từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh giảm 0,3% trong tháng 8/2022, do hoạt động sản xuất và dịch vụ suy giảm đáng kể.

Kết quả này tồi tệ hơn so với kỳ vọng là tăng trưởng kinh tế Anh sẽ không đổi trong tháng Tám, theo sau mức tăng trưởng mờ nhạt 0,1% trong tháng 7/2022.

Nhà kinh tế trưởng Grant Fitzner của ONS nói: “Nền kinh tế Anh đã suy giảm trong tháng Tám, với hoạt động sản xuất và dịch vụ đều giảm trở lại.” Các dịch vụ hướng tới người tiêu dùng giảm 1,8%, trong đó thể thao, vui chơi và giải trí giảm mạnh nhất.

Samuel Tombs, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn nghiên cứu Pantheon Macro, cho biết: “Sự sụt giảm GDP của Anh trong tháng 8/2022 có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm sâu sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới.

Sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi mức giảm 1,8% trong các lĩnh vực dịch vụ hướng đến người tiêu dùng, phản ánh khả năng mức thu nhập thực tế của các hộ gia đình sẽ bị thu hẹp."

Quảng cáo

Lạm phát của Anh trong tháng 8/2022 đứng ở mức 9,9%, gần mức cao nhất trong 40 năm khi giá năng lượng tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại nước này.

ONS cho biết thêm, sản lượng dầu và khí đốt giảm do hoạt động bảo dưỡng vào mùa Hè ở khu vực Biển Bắc trong tháng Tám diễn ra nhiều hơn các tháng khác, qua đó tác động đến kết quả tăng trưởng kinh tế của Anh.

Số liệu ảm đạm về GDP của Anh được đưa ra trong bối cảnh thị trường biến động sau khi anh công bố kế hoạch ngân sách mới có nguy cơ làm tăng nợ nần, bao gồm việc “đóng băng” giá năng lượng.

Trước đó, chỉ một ngày, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo về sự suy giảm mạnh đối với nền kinh tế Anh, vốn được ước tính sẽ giảm từ 3,6% trong năm nay xuống chỉ còn 0,3% vào năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng cho hay các quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là do giá năng lượng tăng cao.

Ông nói thêm rằng chính phủ của Thủ tướng Liz Truss đã có một "kế hoạch toàn diện” để bảo vệ các gia đình và doanh nghiệp khỏi tình trạng hóa đơn năng lượng tăng vọt trong mùa Đông này.

Tuy nhiên, thị trường đã bị tác động bởi kế hoạch ngân sách của ông Kwarteng, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt và đồng bảng Anh lao dốc, đồng thời dấy lên nhiều đợt can thiệp mua trái phiếu từ Ngân hàng trung ương Anh.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro