GDP Trung Quốc tăng trưởng đột biến tạo tâm lý lạc quan về triển vọng cả năm

Số liệu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vốn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tài chính bởi Trung Quốc đang trong quá trình mở cửa nền kinh tế.

GDP của Trung Quốc quý 1/2023 tăng mạnh trong khi nhiều nền kinh tế khác giảm tốc tăng trưởng khi mà các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào ngày thứ Ba, GDP Trung Quốc quý 1/2023 tăng trưởng 4,5%, con số này cao hơn so với mức 4% theo dự báo của các chuyên gia Reuters. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,9% trong quý 4/2022.

Số liệu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vốn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tài chính bởi Trung Quốc đang trong quá trình mở cửa nền kinh tế sau khi chấm dứt kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân.

Năm 2022 kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức 5,5% theo tính toán của Bắc Kinh vào tháng 3/2022. Đối với năm 2023, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra mức tăng trưởng khiêm tốn ước tính khoảng 5%.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể tốn nhiều thời gian hơn so với dự kiến.

Phần lớn các chuyên gia phân tích cảnh báo lãi suất chuẩn đồng nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ không thay đổi, nhiều người vẫn tin rằng PBOC có thể hạ lãi suất cho vay 1 năm nếu lạm phát Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt.

Vào tháng 4/2023, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 18 tháng.

Trước khi số liệu GDP quý 1/2023, được công bố, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc tại ngân hàng ING – bà Iris Pang dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc sẽ không cao như mục tiêu tăng trưởng của chính phủ trong suốt cả năm nay bởi nhiều yếu tố bên ngoài.

“Việc các yếu tố ví như nhu cầu bên ngoài chững lại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và sản xuất”, bà Pang nói trong công bố trước thềm số liệu GDP.

Xuất khẩu từ Trung Quốc bất ngờ phục hồi trong tháng 3/2023, như vậy đã phục hồi chóng mặt, tăng trưởng đến 14,8% sau khi suy giảm 6,8% trong tháng liền trước đó. Thặng dư thương mại đạt 88 tỷ USD, cao hơn kỳ vọng về thặng dư 39 tỷ USD.

Quảng cáo

Bà Pang dự báo lĩnh vực dịch vụ có thể trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế Trung Quốc, xét đến số liệu gần đây tích cực. Chỉ số Caixin của lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng lên mức 57,8 điểm của tháng 3/2023, cao nhất trong vòng hơn 2 năm.

Bà Pang cho biết bà tin chính phủ Trung Quốc sẽ phải công bố gói kích cầu bổ sung nhằm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kích thích tiêu dùng.

“Để có thể giữ được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2023, chính phủ cần vận động đầu tư vào hạ tầng, phần lớn để dành cho việc xây dựng các tuyến metro và tăng cường các tháp phát sóng 5G”, bà nhấn mạnh trong nghiên cứu mới đây.

Cũng theo bà Pang, trong quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng đến 6%. Tuy nhiên tính cả năm, ING vẫn duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 5% bởi nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ có nhiều xáo trộn.

Số tiền bơm theo kênh trung hạn vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất tính từ tháng 11/2022, dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi tác động của các biện pháp nới lỏng từ trước đây trong quá trình theo dõi tác động của các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ trước đó.

Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm 170 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 25 tỷ USD vào các ngân hàng thông qua kênh cho vay trung hạn.

Kết quả, trong tháng 4/2023, hệ thống ngân hàng đón nhận 20 tỷ nhân dân tệ, mức thấp nhất tính từ tháng 11/2022. PBOC đồng thời cũng không thay đổi lãi suất cơ bản đồng nhân dân tệ ở mức 2,75% đến tháng thứ 8 liên tiếp, đúng theo dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát mà Bloomberg thực hiện.

Việc thanh khoản bơm vào hệ thống ngân hàng giảm như vậy cho thấy PBOC đang đánh giá tác động từ biện pháp nới lỏng chính sách, khi đó PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời cung cấp thêm tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Số liệu kinh tế từ tháng trước cho thấy rằng quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ đột biến và xuất khẩu tăng cao vượt kỳ vọng.

“Kết quả này đúng với kỳ vọng về khả năng nâng nhẹ lãi suất. Dù chúng ta đã nói đến khả năng cắt giảm lãi suất nhẹ trong năm nay, dường như khả năng đó khó xảy ra”, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng OCBC – ông Frances Cheung nói.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang phục hồi, mức độ tăng trưởng mục tiêu 5% có thể đạt được khi mà thị trường bất động sản hồi phục, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Dịch Cương, nói trong cuộc họp của G20 vào tuần trước.

Tính đến hết tháng 4/2023, PBOC như vậy đã bơm vốn vào kênh cho vay trung hạn đến tháng thứ 5 liên tiếp. PBOC đồng thời hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng cho vay trong tháng 3/2023, động thái này nhiều khả năng đã cung cấp thêm ước tính khoảng 500 tỷ nhân dân tệ vốn dài hạn vào hệ thống tài chính. Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đảm bảo thanh khoản trên các thị trường có thể giúp bình ổn chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay chịu áp lực tăng khi mà kinh tế tăng nhu cầu.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô