FT: Ngành bán dẫn toàn cầu có thể bước vào khoảng thời gian suy giảm mạnh

Sau khi doanh thu tăng trưởng đến 43% trong năm ngoái TSMC giờ đây dự báo doanh thu nhiều khả năng sẽ giảm đáng kể trong năm 2023.

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bán dẫn đã phát đi thông điệp rằng quá trình suy giảm tệ hại nhất của ngành trong hơn 1 thập kỷ đang diễn ra lâu hơn so với kỳ vọng.

Nhu cầu với các sản phẩm phụ tùng ô tô tăng lên đang bù đắp lại cho việc nhu cầu máy tính cá nhân và điện thoại thông minh giảm, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Công ty TSMC, công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới, trong tuần này công bố giảm kỳ vọng về khả năng thị trường hồi phục bởi doanh nghiệp tiêu biểu của ngành giờ đây đang chứng kiến tình trạng suy giảm doanh thu năm đầu tiên tính từ năm 2009.

Sau khi doanh số bán các sản phẩm điện tử tăng mạnh trong bối cảnh quá thiếu linh kiện thời kỳ đại dịch COVID-19 căng thẳng, từ mùa hè năm ngoái, nguồn cung các sản phẩm này tăng trở lại.

“Sự điều chỉnh của tồn kho các sản phẩm bán dẫn trong nửa đầu năm 2023 đang tốn thời gian hơn so với kỳ vọng trước đây. Tình trạng này có thể kéo dài đến quý 3/2023 và rồi sau đó sẽ cân bằng trở lại”, giám đốc điều hành của TSMC – ông CC Wei nói với nhà đầu tư.

Sau khi doanh thu tăng trưởng đến 43% trong năm ngoái TSMC giờ đây dự báo doanh thu nhiều khả năng sẽ giảm đáng kể trong năm 2023.

Quảng cáo

Triển vọng kinh doanh bi quan của TSMC được nhiều chuyên gia dự đoán sau khi số liệu từ Hiệp hội Bán dẫn Trung Quốc (SIA) cho thấy trong tháng 2/2023 doanh thu của ngành hạ 20,7% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp.

“Chúng tôi đang tính đến chu kỳ đi xuống thông thường trong ngành sản xuất chất bán dẫn, điều vốn chưa xảy ra sau suốt nhiều năm khi mà nhu cầu luôn vượt quá nguồn cung”, CEO của ASML – ông Peter Wennink nhấn mạnh trong cuộc gọi với nhà đầu tư vào tuần này.

Tuy nhiên lần này, cái mà ông Wennink gọi là chu kỳ đi xuống của ngành bán dẫn đang diễn ra trên quy mô lớn hơn. Sự biến động của ngành sản xuất chip toàn cầu hiện nay được cho là còn tệ hại hơn cả lần suy thoái lần nhất diễn ra vào năm 2008 và 2009.

Ngành sản xuất máy tính cá nhân đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chững lại của chi tiêu người dân và doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu thị trường tại tổ chức IDC ước tính doanh số bán máy tính cá nhân trong quý 1/2023 giảm đến 29% so với cùng kỳ năm 2022 đồng thời là mức doanh số bán máy tính cá nhân thấp nhất trong lịch sử.

Trong khi đó, thị trường điện thoại cá nhân đã có 5 quý suy giảm liên tiếp, các chuyên viên nghiên cứu tại Canalys ước tính doanh số bán điện thoại thông minh quý gần nhất giảm đến 12% so với quý liền trước bởi chi tiêu tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi lạm phát.

Tháng tới, Apple dự kiến sẽ công bố doanh thu quý giảm đến 5% bởi nhu cầu iPhone yếu diễn ra cùng lúc với việc doanh số bán máy tính Mac hạ 25%, theo ước tính của các chuyên gia phân tích.

Trong bối cảnh nhu cầu với các sản phẩm điện tử cá nhân sụt giảm, ngành ô tô toàn cầu vẫn tiếp tục thiếu chip trong vài tháng đầu năm nay, đây có thể coi như điểm sáng của các doanh nghiệp sản xuất chip năm nay, tuy nhiên ngay cả như vậy bối cảnh thị trường cũng không mấy sáng sủa trong khoảng thời gian còn lại của năm, chuyên gia thuộc TSMC cảnh báo.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?