Financial Times: Các chuyên gia dự báo về ít nhất 2 lần nâng lãi suất trong năm 2023

Tính từ tháng 3/2022 cho đến nay, Fed đã 10 lần nâng lãi suất cơ bản đồng USD, lãi suất đồng USD liên bang hiện dao động trong ngưỡng từ 5% đến 5,25%, cao nhất tính từ năm 2007.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hành động mạnh tay hơn so với bình thường nhằm loại bỏ lạm phát, theo các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Financial Times. Các chuyên gia này dự báo về khả năng sẽ có ít nhất hai lần nâng lãi suất 0,25% trong năm nay.

Kết quả khảo sát mới nhất được thực hiện kết hợp với trung tâm thị trường toàn cầu Kent A Clark tại trường kinh doanh thuộc đại học Chicago – Mỹ. Các chuyên gia dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất lên mức ít nhất 5,5% trong năm nay. Các chỉ số tương lai cho thấy nhà đầu tư tin sẽ có ít nhất một lần nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng 7/2023.

Hai quan chức thuộc Fed đã phát đi tín hiệu ưu tiên việc nâng lãi suất trong cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu từ ngày thứ Ba tuần tới, cùng lúc đó để ngỏ cửa tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ. Sau 10 lần điều chỉnh lãi suất liên tiếp tính từ tháng 3/2022, lãi suất liên bang hiện dao động trong khoảng từ 5% đến 5,25%, cao nhất tính từ giữa năm 2007.

Trong số 42 chuyên gia kinh tế trả lời khảo sát trong khoảng từ ngày 5/6/2023 cho đến ngày 7/6/2023, 67% các chuyên gia dự báo lãi suất liên bang sẽ lập đỉnh trong khoảng từ 5,5% đến 6% trong năm nay. Con số này cao hơn đáng kể so với mức 49% theo khảo sát trước đó.

Khoảng hơn một nửa các chuyên gia trả lời khảo sát dự báo lãi suất sẽ lập đỉnh trong khoảng thời gian trước hoặc trong quý 3/2023, chỉ khoảng hơn 30% dự báo lãi suất sẽ lập đỉnh trong 3 tháng cuối cùng của năm. Dự kiến sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào cho đến năm 2024, nhiều người dự báo về khả năng sẽ có đợt hạ lãi suất trong quý 2 hoặc sau đó nữa.

Quảng cáo

“Cho đến nay họ hành động chưa đủ mạnh để làm giảm lạm phát. Họ đang đi đúng hướng nhưng con đường này dài và gian khó hơn so với tính toán trước đây của họ”, chuyên gia kinh tế tại Fed ở Philadelphia – ông Dean Croushore phân tích.

Dù rằng xuất hiện nhiều kỳ vọng về việc Fed chưa hoàn thành quá trình siết chặt chính sách tiền tệ, phần lớn các chuyên gia kinh tế khẳng định Fed sẽ không nâng lãi suất trong tháng 6/2023. Hiện tại, hơn 70% các chuyên gia tin rằng việc làm như vậy sẽ là hoàn toàn hợp lý bởi cho đến nay chưa rõ lãi suất chính sách có đủ cao để làm giảm lạm phát và rằng các quan chức quản lý chính sách sách tiền tệ sẽ có thể nối lại việc nâng lãi suất nếu cần thiết.

“Kinh tế dường như vững vàng hơn so với cái mà chúng ta tính toán ban đầu, câu hỏi ở đây chính là liệu sự vững vàng này diễn ra trong ngắn hạn và việc hãm đà nâng lãi suất đã đủ chưa, liệu Fed có tiếp tục nâng lãi suất nữa không? Fed đang tạm thời hãm phanh chính sách tiền tệ để chờ xem liệu yếu tố nào trong hai yếu tố trên là đúng”, chuyên gia tại trưởng kinh doanh thuộc đại học MIT – ông Jonathan Parker phân tích. Chín ông Parker cũng dự báo Fed sẽ có ít nhất hai lần nâng lãi suất.

Một yếu tố gây khó cho tăng trưởng kinh tế chính là việc nhiều ngân hàng khu vực thu hẹp các hoạt động tín dụng sau vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank, First Republic và nhiều tổ chức khác.

Chuyên gia tại trường kinh doanh Stanford, ông Arvind Krishnamurthy, khẳng định các tác động kinh tế hiện vẫn chưa chắc chắn tuy nhiên rõ ràng tình trạng thắt chặt tín dụng đang diễn ra, nó cho thấy Fed có thể không cần phải hành động quá nhiều mà lạm phát vẫn sẽ giảm về ngưỡng kỳ vọng.

Trong số các chuyên gia kinh tế, nỗi lo về lạm phát dường như còn lớn hơn nỗi lo về ngành ngân hàng. So với thời điểm tháng 3/2023, chỉ số tiêu dùng cá nhân (sau khi loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng) được dự báo tăng 0,2 điểm phần trăm lên 4% trước thời điểm cuối năm. Tính đến cuối tháng 4/2023, lạm phát tại Mỹ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn ngưỡng mục tiêu 2% của Fed.

Đến cuối năm 2024, khoảng 30% người trả lời nhận định chỉ số giá sản xuất sẽ có thể vượt mức 3%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?