Fed và bài toán cân đối mục tiêu tăng trưởng và lạm phát Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn trong mùa xuân năm nay khiến nhiều người dự báo về khả năng kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Đáng nói, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 2 thập kỷ, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

GDP Mỹ quý 2/2023 tăng trưởng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Năm. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế và cao hơn tốc độ 2% trong 3 tháng đầu của năm.

Tiêu dùng người dân hạ nhiệt tuy nhiên tăng đủ mạnh để đẩy tăng trưởng kinh doanh nói chung lên. Những yếu tố này không khỏi đi ngược lại kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế về khả năng sự suy giảm kinh tế sẽ bắt đầu từ giữa năm nay do lãi suất tăng cao.

Khi mà lạm phát giảm từ những ngưỡng cao và thị trường lao động hiện vẫn vững vàng, tăng trưởng ổn định khiến cho triển vọng kinh tế hạ cánh mềm lớn hơn, lạm phát có thể về sát ngưỡng 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mà không gây ra suy thoái kinh tế.

“Chúng tôi đã thay đổi quan điểm về rủi ro, và thay vì quá nghiêng về khả năng suy thoái, hiện tại các dự báo đang cân bằng giữa suy thoái và không suy thoái”, chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức AC Cutts & Associates – bà Amy Crews Cutts phân tích.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư đã chính thức công bố chấp thuận nâng lãi suất trong động thái vốn đã được các thành viên thị trường kỳ vọng trước đó. Lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ hiện lên ngưỡng cao nhất trong hơn 22 năm, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Từ trước đó, thị trường tài chính đã kỳ vọng về động thái này của Fed. Ủy ban Thị trường mở thuộc Fed (FOMC) đã nâng lãi suất 0,25% điểm phần trăm lên ngưỡng từ 5,25% đến 5,5%. Đây là mức lãi suất đồng USD cao nhất tính từ đầu năm 2001.

Thị trường tài chính đã chờ đợi những dấu hiệu từ Fed cho thấy đợt nâng lãi suất này có thể là cuối cùng trước khi các quan chức Fed tạm hãm đà nâng lãi suất để đánh giá tác động của những lần điều chỉnh trước.

Trong cuộc họp báo, chủ tịch Fed Jerome Powell nói lạm phát đã hạ nhiệt tính từ giữa năm ngoái, tuy nhiên sẽ vẫn còn lâu mới rơi xuống ngưỡng mục tiêu 2% của Fed. Tuy nhiên, ông vẫn tin vẫn còn dư địa để giữ lãi suất ổn định trong cuộc họp tiếp theo của Fed vào tháng 9/2023.

“Tôi sẽ nói hoàn toàn có khả năng lãi suất tiếp tục được điều chỉnh trong tháng 9/2023 nếu số liệu kinh tế trong thời gian tới đảm bảo cho việc đó. Nhưng cũng có khả năng Fed sẽ không thay đổi lãi suất đồng thời có những đánh giá cẩn thận theo diễn biến qua từng cuộc họp”, chủ tịch Fed Powell nói.

Quảng cáo

Ông Powell nói FOMC sẽ đánh giá các dữ liệu sắp tới cũng như hàm ý với hoạt động kinh tế và lạm phát.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng bất kỳ đợt nâng lãi suất nào sắp tới sẽ còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát và hoạt động kinh tế.

“Chúng ta cần phải sẵn sàng hành động theo dữ liệu kinh tế, và xét đến việc chúng ta đã hành động đến mức nào trong thời gian, chúng ta cần kiên nhẫn thêm một chút”, ông nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Trong năm vừa qua, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2%, cao hơn so với kỳ. Năm 2022, kinh tế Mỹ suy giảm tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ như vậy đúng với tốc độ kỳ vọng của các chuyên gia.

Tiêu dùng người dân Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý 2/2023, giảm so với tốc độ 4,2% của quý 1/2023. Các hộ gia đình Mỹ như vậy có đóng góp quan trọng vào hoạt động kinh tế Mỹ và tăng trưởng GDP.

Tiêu dùng người dân hạ nhiệt trong những tháng gần đây cũng phản ánh tác động từ giá xăng thấp, theo giám đốc tài chính Vasant Prabhu. Giá trung bình của một gallon xăng hiện giảm khoảng 60 cent so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ công ty cung cấp dữ liệu năng lượng OPIS.

Người Mỹ đang được hưởng lợi từ một thị trường lao động vững vàng, trong đó tăng trưởng mức lương cao hơn lạm phát. Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần gần nhất giảm 7.000 xuống ngưỡng 221.000, theo Bộ Lao động Mỹ công bố. Con số này thấp hơn so với mức trung bình của năm 2019 khi mà thị trường lao động vẫn đang vững vàng.

Kể từ khi ngân hàng Silicon Valley sụp đổ vào tháng 3/2023, các chuyên gia kinh tế đã không ngừng lo ngại về khả năng các ngân hàng sẽ thu hẹp hoạt động tín dụng và nâng tiêu chuẩn cho vay. Cho đến nay, hoạt động tín dụng đã không ngừng thu hẹp về quy mô tuy nhiên cũng chưa có diễn biến nào quá bất thường. Fed không ngừng theo dõi tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng.

Báo cáo về tình hình tín dụng các ngân hàng dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới, tuy nhiên những phát biểu từ Fed cũng giúp cho thị trường tài chính nắm được phần nào nội dụng. “Tôi sẽ nói rằng nhìn chung những gì Fed đã nói đúng với kỳ vọng của thị trường. Bạn đang chứng kiến tình trạng tín dụng thắt chặt và thậm chí còn đang khó khăn hơn”, ông Powell nói.

Ông Powell đồng thời thừa nhận rằng điều kiện tín dụng thắt chặt chính là lực cản với tăng trưởng của kinh tế Mỹ.

Trưởng bộ phận chiến lược lãi suất tại ngân hàng Pháp Société Générale, bà Subadra Rajappa, cho biết nhóm làm việc của bà không tin Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất bởi xét đến điều kiện tín dụng hạn chế và chỉ báo cho thấy ngân hàng đã hoàn tất quá trình siết chặt chính sách của mình.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên