Fed: Quá trình kiềm chế lạm phát sẽ còn dài và nhiều khó khăn

Kỳ vọng vào khả năng lạm phát sẽ giảm nhanh và không gây đau đớn không phải kịch bản cơ sở, mà kịch bản cơ sở theo ông Powell tính toán chính là sẽ buộc phải thực hiện thêm các đợt nâng lãi suất.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định việc thị trường lao động bất ngờ tăng trưởng tốt trong quý vừa qua cho thấy rằng quá trình giảm lạm phát sẽ còn mất nhiều thời gian hơn và cần đến lãi suất cao hơn so với tính toán của phần lớn nhà đầu tư, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Báo cáo Chính phủ Mỹ mới công bố vào ngày thứ Sáu tuần vừa rồi cho thấy hoạt động tuyển dụng lao động mới tăng tốc trong tháng đầu của năm, và “Ở mức độ cao hơn so với kỳ vọng của ông Powell”, Chủ tịch Fed cho hay. Cũng theo Chủ tịch Fed, nó cho thấy rằng việc giảm lạm phát sẽ là quá trình tiêu tốn nhiều thời gian.

Ông Powell tuy nhiên không nói về việc liệu báo cáo công bố vào ngày thứ Sáu có thay đổi quyết định chính thức liên quan đến các đợt điều chỉnh lãi suất trong tương lai hay không. Họ chấp thuận cho việc nâng lãi suất liên bang thêm 0,25 điểm phần trăm lên ngưỡng từ 4,5% lên 4,75%. Trước đó vào tháng 12/2022, Fed nâng lãi suất nửa điểm phần trăm và 0,75% trong tháng 11/2022.

Ông Powell khẳng định trong tuyên bố mới nhất: “Quá trình giảm lạm phát về ngưỡng 2% của Fed nhiều khả năng sẽ mất thời gian và chắc chắc mọi chuyện sẽ không hề dễ dàng mà có nhiều gập ghềnh”.

Kỳ vọng vào khả năng lạm phát sẽ giảm nhanh và không gây đau đớn không phải kịch bản cơ sở, mà kịch bản cơ sở theo ông Powell tính toán chính là sẽ buộc phải thực hiện thêm các đợt nâng lãi suất, vì thế Fed sẽ phải cân nhắc xem hành động như vậy đã đủ hay chưa, ông Powell cho hay.

Quảng cáo

Ngân hàng Trung ương Mỹ đang cố gắng hãm đà tăng trưởng kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, trong thời gian gần đây lạm phát đã hạ nhiệt sau khi chạm mốc cao nhất trong 40 năm vào năm ngoái.

Trong 12 tháng gần nhất, các quan chức thuộc Fed đã nâng lãi suất 4,5 điểm phần trăm và như vậy ghi nhận tốc độ điều chỉnh lãi suất cao nhất tính từ thập niên 1980, đồng thời Fed cũng dự báo về khả năng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên mức ước tính khoảng 4,6% trước thời điểm cuối năm nay.

Vào ngày thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ công bố các doanh nghiệp Mỹ tuyển dụng bổ sung 517.000 việc làm trong 12 tháng qua, tốc độ tuyển dụng nhanh nhất tính từ thập niên 1980, đồng thời dự báo về khả năng thất nghiệp sẽ tăng lên mức khoảng 4,6% trước thời điểm cuối năm nay.

Đáng chú ý, Bộ Lao động Mỹ không chỉ công bố tăng trưởng việc làm bất thường trong tháng 1/2022 mà quan trọng hơn, còn điều chỉnh cả con số công bố của những tháng trước lên cao hơn, nó cho thấy rằng kinh tế đã bước vào năm mới với động lực tốt hơn so với tính toán trước đây. Có quá nhiều dấu hiệu suy yếu trong các báo cáo trước đó, ví như việc số lượng việc làm tuyển dụng tạm thời giảm đi, hoặc số lượng giờ làm việc giảm.

Theo những dự báo được tính toán sau cuộc họp chính sách vào tháng 12/2022, phần lớn các quan chức của Fed nói rằng họ sẽ nâng lãi suất liên bang lên 5,1% trong năm nay, như vậy cũng đồng nghĩa sẽ có hai lần nâng lãi suất trong hai cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 3 và tháng 5/2023.

Hơn 30% các quan chức Fed dự báo về khả năng lãi suất tăng vượt mức 5,25%, như vậy đồng nghĩa sẽ có thêm đợt nâng lãi suất trong tháng 6/2023. Ngoài ra, hiện chưa xuất hiện bất kỳ dự báo nào về khả năng giảm lãi suất trong năm nay.

Trước tuyên bố của ông Powell vào ngày thứ Ba, nhà đầu tư trên các thị trường tương lai từng dự báo Fed sẽ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong 2 cuộc họp chính sách lần tới, theo công bố khảo sát của tổ chức CME.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm