Đức vẫn duy trì tình trạng nhập siêu từ Nga

Trong tháng Bảy, khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào Đức giảm 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,2% lên 2,9 tỷ euro (2,93 tỷ USD).

Số liệu từ Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, mặc dù số lượng hàng hóa Đức nhập khẩu từ Nga giảm mạnh so với trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và Đức tiếp tục duy trì tình trạng nhập siêu từ Nga.

Theo Destatis, trong tháng Bảy, khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga giảm 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,2% lên 2,9 tỷ euro (2,93 tỷ USD).

Các nhà thống kê cho rằng sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu này chủ yếu là do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, đặc biệt là năng lượng. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất từ Nga là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, với kim ngạch tăng 1,6% lên 1,4 tỷ euro.

Đặc biệt, giá khí đốt đã tăng phi mã sau khi Nga liên tục cắt giảm nguồn cung cho Đức. Kim ngạch nhập khẩu từ Nga cũng tăng đối với một số mặt hàng như các sản phẩm luyện cốc và dầu mỏ (tăng 72,5%, lên 0,5 tỷ euro) hay than đá (tăng 108,5%,lên 0,3 tỷ euro).

Trong khi đó, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Nga giảm 56,8% xuống còn 1 tỷ euro trong tháng 7/2022.

Quảng cáo

Như vậy, theo Destatis, Đức tiếp tục nhập siêu từ Nga 1,9 tỷ euro trong tháng 7/2022, trong khi nhập siêu 0,2 tỷ euro từ nước này trong cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo Destatis, tính chung trong tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Đức đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thặng dư cán cân thương mại lại giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức đạt 127,6 tỷ euro, tăng 10,8%; trong khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 122,7 tỷ euro, tăng 26,2%. Thặng dư cán cân thương mại đạt 4,9 tỷ euro, giảm mạnh so với mức 17,8 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái.

Một số thị trường xuất khẩu quan trọng khác của Đức như Mỹ, Pháp, Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức trong tháng 7 cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, như thị trường Mỹ tăng 14,6% (lên 12,4 tỷ euro), Pháp tăng 12,7% (lên 9,5 tỷ euro), Hà Lan tăng 12% (lên 9,2 tỷ euro).

Về giá năng lượng, Viện nghiên cứu kinh tế Ifo dự báo trong dài hạn, giá năng lượng sẽ giảm.

Theo Chủ tịch Viện Ifo Clemens Fuest, trong tương lai Nga sẽ bán khí đốt và dầu mỏ cho các quốc gia khác, khiến các quốc gia này giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Do đó, dòng khí và dầu mỏ từ các nhà cung cấp bên ngoài Nga sẽ "chảy nhiều hơn sang châu Âu".

Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt là rất tốn kém. Với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại, Chủ tịch Ifo lên tiếng ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc