Dự đoán về "thập kỉ hùng mạnh cuối cùng" của Trung Quốc: Liệu nền kinh tế thứ 2 thế giới đã đánh mất cơ hội vàng để vượt qua Mỹ?

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng không ngừng về tầm ảnh hưởng và sự thịnh vượng kinh tế. Nhưng theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy “phép màu kinh tế” đã kết thúc và con đường đạt được tăng trưởng cao hơn n

Dự đoán về "thập kỉ hùng mạnh cuối cùng" của Trung Quốc: Liệu nền kinh tế thứ 2 thế giới đã đánh mất cơ hội vàng để vượt qua Mỹ?

Nhưng liệu điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã mất cơ hội vượt qua Mỹ hay không? Dưới đây là một số phân tích về vấn đề này.

Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc, được điều chỉnh theo lạm phát, đã tăng từ 293 USD năm 1985 lên hơn 12.000 USD vào năm 2021. Các yếu tố bao gồm nhân khẩu học, xuất khẩu và đầu tư vốn đã biến điều kỳ diệu kinh tế này thành hiện thực.

Dân số rất đông của Trung Quốc - vốn là quốc gia đông dân nhất thế giới cho đến khi bị Ấn Độ vượt qua gần đây - đóng vai trò là nguồn lao động giá rẻ để sản xuất lượng hàng hóa xuất khẩu với số lượng khổng lồ. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu này và nâng cao mức sống người dân.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ mô hình tập trung xuất khẩu sang mô hình dựa trên nợ và lấy người tiêu dùng làm trọng tâm trong những năm gần đây. Mô hình này hiện đang gặp rủi ro. Tính đến tháng 7, xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu yếu đi.

41d385e423788a09aeac5495eafcf651-8263.jpg

Thách thức khó khăn phía trước

Quảng cáo

Căng thẳng thương mại gần đây của Trung Quốc với Mỹ, bắt đầu dưới thời chính quyền tiền nhiệm và tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã phá vỡ mối quan hệ thương mại không thể thiếu đối với “phép màu” kinh tế trong khoảng 4 thập kỷ qua.

Trong khi đó, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tiền lương đang tăng lên nhanh chóng, do đó thu hẹp khoảng cách giữa người lao động Trung Quốc và các đối thủ ở các thị trường khác. Do đó, Trung Quốc báo cáo rằng xuất khẩu của họ đã giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước, tính đến tháng 7. Đầu năm nay, Bắc Kinh cho biết nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022, tốc độ chậm nhất kể từ giữa những năm 1970, không tính năm 2020 - năm đầu tiên có dịch Covid.

Dù GDP của Trung Quốc đã tăng lên 5% vào năm 2023 nhưng những rắc rối tiềm tàng của nước này vẫn chưa dừng lại ở đó.

Trung Quốc không những không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới; trên thực tế, dân số đang giảm và theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số của đất nước có thể giảm xuống dưới 1 tỷ vào năm 2080 và sau đó là dưới 800 triệu vào năm 2100.

Mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của Trung Quốc được cho là việc người dân nước này rất coi trọng bất động sản. Theo truyền thống, tài sản được coi là cách an toàn nhất để tiết kiệm và bảo vệ vốn ở Trung Quốc. Hiện nay, bất động sản nhà ở và thương mại chiếm tới 25% nền kinh tế đất nước. Giá nhà lao dốc và sự thất bại của các nhà phát triển nổi tiếng như Evergrande có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ.

Ý nghĩa toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã mang lại cho nước này ảnh hưởng lớn đối trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Do đó, nếu tăng trưởng này chững lại, cả thế giới sẽ chứng kiến nhiều tác động, kể cả đối với các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ. Việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới không vẫn còn là dấu hỏi lớn.

GDP bình quân đầu người của Mỹ là khoảng 80.410 USD, cao gấp 6 lần so với Trung Quốc. Nền kinh tế tăng trưởng 2,1% trong quý gần đây nhất và dự kiến tăng trưởng sẽ duy trì ổn định cho đến năm 2033. Đồng đô la Mỹ vẫn thống trị giao dịch và thương mại quốc tế, trong khi quốc gia này chỉ chiếm 12,4% hoạt động kinh tế toàn cầu.

Rất khó để dự đoán tương lai của nền kinh tế Mỹ hoặc Trung Quốc. Nhưng những thay đổi đột ngột về kinh tế hoặc những đột phá về công nghệ sẽ làm thay đổi cục diện. Trung Quốc vẫn có thể có cơ hội vượt qua đối thủ lớn nhất của mình. Dù vậy, dựa trên những dự đoán hiện tại, điều này có vẻ khó xảy ra. Trước những thay đổi này, các nhà đầu tư trên khắp thế giới sẽ cần chuẩn bị cho viễn cảnh một thế giới mà Trung Quốc không còn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như nhiều năm qua.

Tham khảo Yahoo Finance

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới