Dragon Capital nâng sở hữu FPT Retail lên 14%, cổ đông lớn Nhật Bản muốn bán 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD

Trong tháng 10, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital đã mua ròng khoảng 1,5 triệu cổ phiếu FRT của FPT Retail với giá trị giao dịch trên 250 tỷ đồng.

Dragon Capital tiếp tục tăng sở hữu tại FPT Retail

Nhóm quỹ Dragon Capital báo cáo đã mua vào thành công thêm 80.000 cổ phiếu FRT của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) vào ngày 24/10 nâng tỷ lệ sở hữu từ 13,9% lên 14,05% vốn điều lệ.

Cụ thể, quỹ Norges Bank và quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited cùng mua vào 25.000 cổ phiếu; quỹ Saigon Vietnam Securities Master Investments Trust mua vào 30.000 cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá kết phiên ngày 28/10 ở mức 169.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu mà nhóm Dragon Capital mua vào có giá trị khoảng 13,5 tỷ đồng.

Trước đó, cổ đông ngoại báo cáo sở hữu 17,6 triệu cp (13,05% vốn) tại ngày 30/9. Như vậy trong khoảng một tháng (1/10 đến 28/10), nhóm Dragon Capital đã mua ròng đạt khoảng 1,5 triệu cổ phiếu FRT. Chiếu theo thị giá tương ứng, lượng cổ phiếu này trị giá khoảng 254 - 267 tỷ đồng.

Tại FPT Retail, nhóm Dragon Capital hiện là cổ đông lớn thứ hai, sau Tập đoàn FPT với sở hữu hơn 46,5% vốn.

Cổ đông lớn Nhật Bản muốn chuyển nhượng gần 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD

Ngày 1/11, Công ty TNHH SSJ Consulting (Việt Nam) - cổ đông lớn tại Công ty CP Gemadept (mã GMD) thông báo muốn bán toàn bộ gần 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 6 - 15/11/2024, thông qua Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC).

Đây là quyền mua phát sinh trong đợt chào bán gần 104 triệu cổ phiếu ra công chúng của GMD, tương ứng tỷ lệ 3:1. Với việc 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua và 3 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới, toàn bộ gần 29,7 quyền mua của SSJ muốn chuyển nhượng tương đương với gần 9,9 triệu cổ phiếu GMD.

Đáng chú ý, SSJ Consulting muốn từ bỏ quyền mua trong khi GMD chỉ chào bán với giá 29.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 55% so với thị giá đóng cửa vào ngày 1/1 (64.200 đồng/cổ phiếu).

SSJ Consulting đang là cổ đông lớn tại Gamadept với việc sở hữu gần 29,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,56%). Trong trường hợp không thực hiện quyền mua, tỷ lệ sở hữu của SSJ Consulting tại Gamadept có thể giảm về 7,17%.

SSJ Consulting trở thành cổ đông lớn của Gemadept từ tháng 7/2019 khi mua gần 29,7 triệu cổ phiếu GMD, nâng sở hữu từ 0% lên 9,56%.

Nhóm quỹ Hàn Quốc nâng sở hữu tại Coteccons vượt 8%

Quảng cáo

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam (KIM Vietnam Fund Management Co.,Ltd) báo cáo một thành viên thuộc quỹ vừa mua 200.000 cổ phiếu CTD của Công ty CP Xây dựng Coteccons, nâng sở hữu đến ngày 28/10 lên 8,11 triệu cổ phiếu, tương ứng với 8,13% vốn. Hiện thành viên nắm giữ nhiều nhất là KIM Vietnam Growth Equity Fund, với tỷ lệ 2,94% vốn.

Từ tháng 6 đến nay, nhóm quỹ Hàn Quốc đã liên tục tăng sở hữu tại Coteccons. Nhóm quỹ này từng báo cáo sở hữu 6,08 triệu cổ phiếu, tương ứng với 6,09% vốn tại ngày 21/6. Con số này nâng lên thành 7,17 triệu cổ phiếu, tương ứng với 7,18% vốn tại ngày 24/10.

Như vậy cổ đông ngoại liên tiếp nâng sở hữu tại doanh nghiệp xây dựng lên các mức 7% và 8% trong cuối tháng 10. Từ 25/10 đến 28/10, khối lượng mua ròng đạt gần 1 triệu đơn vị, ước tính số tiền chi ra khoảng 63 - 65 tỷ đồng.

Quỹ thuộc VinaCapital chỉ bán hết 41,6% cổ phiếu KDH đã đăng ký

Quỹ Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư thuộc VinaCapital báo cáo đã bán ra thành công gần 1,04 triệu cổ phiếu KDH của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, giá trị đã giao dịch tính theo mệnh giá là gần 10,4 tỷ đồng. Giao dịch được diễn ra bằng phương thức khớp lệnh từ ngày 27/9/2024 đến 26/10/2024.

Sau giao dịch thành công, quỹ Vietnam Ventures Limited đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Khang Điền từ 9,18 triệu cổ phiếu, tương đương 1,01% vốn, xuống còn gần 8,15 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 0,9% vốn.

Trước đó, Vietnam Ventures Limited đăng ký bán ra 2,4 triệu cổ phiếu KDH trong thời gian từ ngày 27/9/2024 đến 26/10/2024 bằng giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Nếu bán thành công lượng cổ phiếu trên, Vietnam Ventures Limited sẽ giảm sở hữu từ 9,18 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,01%) xuống còn 6,75 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,74% vốn KDH). Tuy nhiên, do diễn biến thị trường chưa phù hợp nên quỹ này đã không thể bán ra hết số cổ phiếu đã đăng ký.

Trong giao dịch trước đó, quỹ này cũng chỉ bán được 9,54 triệu cổ phiếu KDH trong tổng số 11,98 triệu cổ phiếu đăng ký bán trong thời gian từ 22/8-20/9/2024. Sau giao dịch, "cá mập" này giảm sở hữu từ 18,73 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,06% vốn) xuống 9,18 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,01%).

Vợ CEO Tập đoàn KIDO đăng ký mua 4,2 triệu cổ phiếu KDC

Bà Vương Ngọc Xiềm, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn KIDO (mã KDC) đăng ký mua 4,2 triệu cổ phiếu KDC từ ngày 5/11 đến 3/12. Nếu giao dịch thành công, sở hữu của bà Xiềm tại KIDO dự kiến nâng từ 371.894 cổ phiếu (0,13% vốn) lên thành 4,6 triệu cổ phiếu (1,58% vốn).

Trên thị trường, cổ phiếu KDC kết phiên 1/11 tại 50.700 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 22% so với mức đỉnh 1 năm lập vào tháng 6. Chiếu theo mức giá này, lượng cổ phiếu vị lãnh đạo muốn mua trị giá gần 213 tỷ đồng.

Bà Vương Ngọc Xiềm còn được biết đến là vợ ông Trần Lê Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KIDO. Vị CEO này đang sở hữu 36,9 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng với 12,74% vốn. Ngoài ra, trong số 3 người con của ông Nguyên và bà Xiềm, hiện chỉ có bà Trần Tuyết Vân đang nắm giữ 50.000 cổ phiếu KDC (0,02% vốn).

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu KDC, vào ngày 16/8, một quỹ Liva Holdings Limited, thành viên của VinaCapital đã mua 8,6 triệu cổ phiếu KDC, nâng sở hữu lên 17,2 triệu cổ phiếu. Theo đó, cả nhóm cổ đông ngoại đang sở hữu tổng cộng 20,3 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng với 7% vốn.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), những nhà đầu tư mua được cổ phiếu quanh ngưỡng 1.200 điểm và nắm giữ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiều khả năng được chốt lời giá cao.

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán

Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận các nhóm ngành Đầu tư công, Khu Công nghiệp giao dịch tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại lại trở lại bán ròng còn tiền nội lại thờ ơ với thị trường khiến cho VN-Index chỉ chênh vênh ở mốc 1.250 điểm.

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm? Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

VN-Index đã tăng 22,36 điểm trong tuần vừa qua giúp thị trường chứng kiến 2 tuần hồi phục liên tiếp. Đồng thời, khối ngoại cũng có tuần mua ròng đầu tiên sau 7 tuần liên tiếp bán ra.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm?

Các chuyên gia chứng khoán đã đánh giá về trạng thái thị trường sau khi có tuần hồi phục thứ 2 và hoạt động giải ngân trở lại của nhà đầu tư nước ngoài.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn đang diễn ra quyết liệt và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nội tăng trưởng thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn được sang tên đổi chủ.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi

Thị trường "tươi mới" hơn ở phiên thứ 6 khối ngoại mua ròng

Nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi 6 phiên liên tiếp giải ngân vào thị trường. Nhưng phải đến hôm nay, thị trường mới cho thấy sự hứng khởi trong tâm lý giao dịch, qua đó khép lại tuần tăng điểm thứ 2 của VN-Index.

Chứng khoán TCBS muốn triển khai phát hành riêng lẻ gần 1.400 tỷ đồng Thị trường vẫn nhạt nhòa dù có sắc xanh