Dragon Capital Finance rút vốn khỏi VIS Rating, Chủ tịch Lideco muốn thoái nửa số cổ phần nắm giữ

Tại thời điểm tháng 4/2025, danh sách cổ đông của VIS Ratings chỉ còn 8 cổ đông lớn và không còn sự xuất hiện của Dragon Capital Finance.

Dragon Capital Finance rút vốn khỏi VIS Rating, Chủ tịch Lideco muốn thoái nửa số cổ phần nắm giữ

Dragon Capital Finance không còn tên trong danh sách góp vốn vào VIS Rating

Theo công bố thông tin doanh nghiệp của Công ty CP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) tại thời điểm tháng 4/2025, danh sách cổ đông của công ty đã thay đổi so với thời điểm công bố trước đó, khi không còn sự xuất hiện của Dragon Capital Finance.

Danh sách góp vốn vào VIS Rating hiện chỉ còn 8 cổ đông lớn (so với 9 đơn vị vào thời điểm ngày 26/2) bao gồm: Moody’s Singapore (49%), Chứng khoán ACB (ACBS - 9,27%), Chứng khoán VPS (VPSS - 6,96%), Chứng khoán VNDirect, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) và TNEX Finance mỗi bên cùng nắm giữ 6,8% và Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) nắm 5,1% vốn điều lệ.

VIS Rating thành lập vào tháng 11/2021 bởi Moody’s Singapore. Tại thời điểm thành lập, Moody’s Singapore là cổ đông lớn nhất của VIS Rating với tỷ lệ nắm giữ 49%. Các cổ đông sáng lập khác bao gồm: Chứng khoán ACB, Dragon Capital Finance Limited, Ngân hàng TMCP Nam Á, Chứng khoán VNDirect, Chứng khoán VPS, mỗi bên nắm giữ 10,2%.

Chủ tịch Lideco muốn thoái nửa số cổ phần nắm giữ

Ông Lê Minh Tuân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco, mã NTL) vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu NTL từ ngày 10/4 - 9/5, nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Nếu giao dịch thành công, ông Tuân sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,32% xuống còn 1,68%, tương đương 2,05 triệu cổ phiếu.

Giao dịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu NTL lao dốc mạnh. Sau chuỗi tăng kéo dài từ vùng 8.000 đồng/cổ phiếu đầu tháng 4/2023 lên đỉnh gần 27.000 đồng/cp vào giữa tháng 7/2024 (hơn gấp 3 lần), mã này đã điều chỉnh liên tục và giảm sàn trong 2 phiên gần nhất (3/4 - 4/4/2025), rơi về sát 14.000 đồng/cổ phiếu, giảm 21% trong 1 tháng và bay gần 50% so với đỉnh lịch sử. Ước tính theo thị giá hiện tại, ông Tuân có thể thu về tối thiểu 28 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.

Quảng cáo

Ngoài ra, lãnh đạo NTL muốn thoái vốn giữa lúc doanh nghiệp dự kiến kết quả kinh doanh năm 2025 sẽ không mấy tích cực khi kế hoạch doanh thu đặt ra chỉ khoảng 80 tỷ đồng và lãi ròng khoảng 24 tỷ đồng, lần lượt giảm 95% và 96% so với năm 2024. Đây cũng sẽ là mức lợi nhuận thấp nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch này dự kiến sẽ được trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 12/4 tới.

Chủ tịch AFX dồn lực muốn mua thêm 2 triệu cổ phiếu ở vùng đáy 4 năm

Ông Đặng Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (mã AFX) vừa đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu AFX từ ngày 4/4 - 4/5. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Thái sẽ nâng sở hữu từ 5,48 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15,66% vốn) lên 7,48 triệu cổ phiếu (21,37% vốn), trở thành cổ đông lớn nhất tại AFX, thay thế Công ty CP Dịch vụ Tài chính và Mua bán nợ Việt Nam (tỷ lệ 15,8%).

Đây là lần thứ 3 ông Thái đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu AFX trong chưa đầy 4 tháng qua, bất chấp 2 lần trước đều không đạt mục tiêu đề ra. Gần nhất, trong đợt đăng ký từ ngày 13/2 - 12/3, ông Thái chỉ mua được 1 triệu cổ phiếu AFX trong 3 ngày (10 - 12/3), tương đương 50% lượng đăng ký, nâng tỷ lệ sở hữu từ 12,8% lên 15,66%. Trước đó, vào giữa tháng 12/2024, ông Thái từng đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu nhưng chỉ khớp được 1,63 triệu cổ phiếu (tỷ lệ thành công 54%), nâng sở hữu lên mức 12,8%.

Động thái liên tục mua vào cổ phiếu của Chủ tịch AFX diễn ra trong giai đoạn giá cổ phiếu AFX liên tục lao dốc kể từ tháng 9/2023, giảm hơn 45% từ vùng sát 13.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 6.600 đồng/cổ phiếu kết phiên ngày 4/4/2025 - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Tạm tính theo mức giá này, ông Thái dự kiến chi khoảng 13,2 tỷ đồng để thực hiện giao dịch lần này.

Chủ tịch Tập đoàn ASG đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu

Ông Dương Đức Tính, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ASG (mã ASG) đã đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu ASG, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 9,4% lên 13,3%. Giao dịch sẽ được thực hiện qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận, từ ngày 4 - 29/4 tới.

Việc gia tăng sở hữu của Chủ tịch ASG diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu ASG liên tục rớt giá trên sàn chứng khoán những năm qua. Thị giá ASG từng vượt mức 40.000 đồng/cổ phiếu vào những ngày đầu tiên chào sàn cuối năm 2020, nhưng đến kết phiên 4/4/2025, mã này rớt về giá 17.350 đồng/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu AGS liên tục giảm có thể giải thích phần nào qua thành tích lợi nhuận. Trong 2 năm gần nhất, mặc dù doanh thu vẫn duy trì ở mức cao, lãi ròng ASG suy giảm mạnh, đạt vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng vào năm 2023 và 2,8 tỷ đồng năm 2024.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 10/4, do lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế từ cuộc chiến thuế quan trên nhiều mặt trận.

Hai chỉ số chính trên Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2022 Bong bóng AI trên Phố Wall: Thực tế hay chỉ là sự thổi phồng?

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) vừa thông qua dừng phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 thay bằng phương án phát hành trái phiếu hạn mức 5.000 tỷ đồng. Mục tiêu trọng tâm là mở rộng quy mô cho vay trong năm 2025.

Chứng khoán SHS bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt gần 1,4 tỷ đồng vì 10 lỗi vi phạm Chứng khoán ORS lùi ngày họp ĐHĐCĐ tới cuối tháng 6/2025

Mỹ: "Bộ bảy quyền lực" lấy lại 1.500 tỷ USD giá trị thị trường

Cổ phiếu của nhóm Magnificent Seven, bao gồm “gã khổng lồ” chip AI Nvidia, Apple, Tesla, Microsoft, Alphabet, công ty mẹ của Facebook là Meta, và Amazon - đã tăng từ 9,68% đến 22,69% khi đóng cửa.

Chứng khoán Mỹ rung lắc dữ dội xung quanh "tin giả" ông Trump hoãn đánh thuế châu Á: Nhà đầu tư như chơi "tàu lượn siêu tốc" Chứng khoán Mỹ khó "lội ngược dòng" nhanh chóng như năm 2020