Dow Jones tăng 750 điểm bất chấp báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp bi quan

Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 4,7% và 4,9% còn chỉ số Nasdaq tăng 5,2%, đây là tuần giao dịch tốt nhất của chỉ số Dow Jones tính từ tháng 6/2022.

Thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt chỉ số Dow Jones, tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau một tuần giao dịch đầy biến động với những báo cáo lợi nhuận gây thất vọng.

Theo Wall Street Journal, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 748,97 điểm tương đương 2,47% lên 31.082,56 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 2,37% lên 3.752,75 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 2,31% lên 10.859,72 điểm.

Diễn biến của phiên giao dịch ngày thứ Sáu tiếp nối đà tăng cho thị trường trong tuần qua. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 4,7% và 4,9% còn chỉ số Nasdaq tăng 5,2%, đây là tuần giao dịch tốt nhất của chỉ số Dow Jones tính từ tháng 6/2022, tính với cả ba chỉ số.

Thị trường vẫn tăng điểm bất chấp việc lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên mức cao nhất tính từ năm 2008 và lợi nhuận doanh nghiệp phát đi nhiều tín hiệu trái chiều.

“Tôi cho rằng ở thời điểm cuối tuần trước, thị trường dường như đã có phần bị “quá bán”. Như chúng ta đã chứng kiến rất nhiều lần trong quá khứ, khi mọi chuyện tiêu cực đủ độ, thịt trường từ khi đó sẽ hồi phục”, giám đốc điều hành bộ phận đầu tư và phái sinh tại trung tâm nghiên cứu tài chính Schwab - ông Randy Frederick phân tích.

“Thế nhưng cũng giống như bất kỳ sự phục hồi nào mà chúng ta từng có, mọi chuyện không hề dễ để duy trì. Sự phục hồi của ngày hôm nay không đồng nghĩa sẽ vẫn tiếp tục trong tuần sau, tôi nghĩ có thể sự phục hồi đó chỉ diễn ra ngày một ngày hai”, ông Frederick nói thêm.

Cổ phiếu ngân hàng có thể được như điểm sáng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, cổ phiếu Goldman Sachs tăng 4,6% còn cổ phiếu JP Morgan tăng 5,3%.

Các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp hạn chế đà tăng của thị trường. Công ty American Express và Verizon hạ lần lượt 1,6% và 4,5% sau khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh. Trong lĩnh vực công nghệ, cổ phiếu doanh nghiệp truyền thông xã hội Snap giảm đến 28% sau khi công bố doanh thu quý đạt 1,13 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng của thị trường.

Quảng cáo

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm từ mức đỉnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi thông tin từ Wall Street Journal cho thấy các quan chức thuộc Fed lo ngại về rủi ro siết chặt chính sách tiền tệ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế, thông tin này dường như có yếu tố hỗ trợ với cổ phiếu.

Chiến dịch nâng lãi suất mạnh tay của Ngân hàng Trung ương Mỹ cho đến nay là yếu tố quan trọng kéo thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái suy giảm, nhiều nhà đầu tư nâng dự báo về khả năng khi nào Fed sẽ ngừng nâng lãi suất.

“Chúng ta thực sự cần đến việc Fed hãm đà nâng lãi suất, không phải đến mức Fed loại bỏ tất cả các đợt nâng lãi suất trong tương lai, thế nhưng cũng cần đến sự hãm phanh để đỡ gây căng thẳng quá mức đến thị trường và nền kinh tế”, trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại quỹ Stifel – ông Barry Bannister nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, giám đốc điều hành Starwood Capital Group – ông Barry Sternlicht - cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đối mặt với "những tai họa ngoài tưởng tượng nếu họ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất".

Ông Sternlicht cảnh báo những tai họa không chỉ giáng đòn lên nền kinh tế Mỹ, mà còn lan rộng trên toàn cầu.

Trong những ngày qua, CEO Goldman Sachs David Solomon, CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon và tỷ phú Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon - cũng đã bày tỏ lo ngại về một cuộc suy thoái đang rình rập.

Ngày 20/10 mới đây, ông Patrick Harker - chủ tịch Fed bang Philadelphia - tin rằng Fed vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi nới lỏng chính sách. Ông nhận thấy rằng cuộc chiến lạm phát "không có nhiều tiến bộ" và điều này rất đáng thất vọng.

Cho đến nay, các dữ liệu lạm phát hoàn toàn không đứng về phía Fed. Ngoài chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), chỉ số CPI giá cố định tháng 9 của Fed chi nhánh Cleveland đã tăng 8,5% so với năm ngoái. Hồi tháng 8, mức tăng là 7,7%.

Chỉ số này đo lường một rổ hàng hóa và dịch vụ có giá không thay đổi thường xuyên, chẳng hạn tiền thuê nhà và chi phí giải trí.

Theo Trading Economics, lạm phát cũng tăng rất mạnh trong lĩnh vực dịch vụ. Trong tháng 9, chi phí dịch vụ đã tăng 7,4% so với một năm trước đó, so với mức tăng 6,8% của tháng 8.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025