Đóng cửa tại 1.266 điểm, chỉ số VN-Index tăng 12,11% trong năm 2024

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 đã kết thúc với trạng thái thanh khoản thấp. Sắc đỏ xuất hiện lấn lướt trên HOSE trong khi nhóm Ngân hàng cũng dịch chuyển dòng tiền một cách âm thầm.

Đóng cửa tại 1.266 điểm, chỉ số VN-Index tăng 12,11% trong năm 2024

Định vị thị trường

Khá nhiều thị trường chứng khoán châu Á cùng khép lại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 trong sắc đỏ như NIKKEI 225 (-0,96%), TWSE (-0,67%), KOSPI (-0,22%), SHCMP (-1,63%).

Diễn biến đi ngược lại xu hướng chung cũng không xuất hiện ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index giảm 0,41% xuống 1.266,78 điểm. Qua đó, có năm tăng trưởng thứ 2 liên tiếp với thành tích +12,11%.

Chất xúc tác

Trong những ngày cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thường xuyên có các phiên bơm ròng vào hệ thống. Trong ngày hôm qua, NHNN bơm ròng 7.110 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch đang có 84.999,91 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 62.780 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Tuy nhiên những hoạt động điều hành của NHNN chủ yếu được hướng đến nền kinh tế hơn là làm thay đổi tình trạng kém sôi động của thị trường chứng khoán. Quy mô khớp lệnh của HOSE đã giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống còn 407 triệu đơn vị. Mức thấp nhất trong vòng 6 phiên trở lại đây.

Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng không còn duy trì lực mua như 2 phiên vừa qua. Khối này đã chuyển sang bán ròng hơn 300 tỷ đồng với VCB (-131,4 tỷ đồng), BID (-72 tỷ đồng), STB (-70 tỷ đồng), HDB (-47,05 tỷ đồng) đứng đầu ở chiều bán ra. Tuy nhiên, một số mã như FRT (+72 tỷ đồng), CTG (+67,3 tỷ đồng) cũng được mua ròng trên 50 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng gần 92.000 tỷ đồng trong cả năm 2024.
Quảng cáo

Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại chỉ chiếm hơn 9% trong 2 chiều mua/bán của HOSE.

Vận động thị trường

Trong các phiên trước, thị trường thực tế đã vận động khá ảm đạm nếu như không xuất hiện 4 cổ phiếu Ngân hàng tạo điểm nhấn với các nỗ lực phá đỉnh. Tuy nhiên, ở phiên hôm nay, các mã này cũng đã buộc phải hạ nhiệt trong đó HDB (-4,3%) giảm sâu nhất kế đến là CTG (-2,8%), STB (-2,5%), LPB (-1%).

Chỉ số VN-Index đã có hầu hết thời giao dịch của phiên ở trọng thái "đỏ điểm". Mức đóng cửa cuối phiên cũng là thấp nhất, giảm 5,24 xuống 1.266,78 điểm (-0,41%). Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 11.560 tỷ đồng.

Thực tế, trong phiên ATC, một số cổ phiếu lớn như ACB (+1,6%), BCM (+1,6%), FPT (+1,3%), MBB (+1,2%), TCB (+1%) đã có nỗ lực kéo lại từ tiền lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ những cổ phiếu này là chưa đủ để triệt tiêu những áp lực giảm.

Sắc đỏ xuất hiện lấn lướt trên HOSE với 52% mã giảm giá. Các mã giảm sâu nhất là YEG (-7%), KHP (-6,97%) đều là những cổ phiếu "ngách" đã tăng giá mạnh trong vòng 1 tháng trở lại đây. YEG hiện đã giảm sàn 3/4 phiên giao dịch gần đây còn KHP giảm sàn liên tiếp 2 phiên.

Thực tế, số đông các cổ phiếu trên HOSE đều giảm giá không đáng kể như BAF (-0,53%), HCM (-0,68%), DXG (-1,27%), KDH (-0,14%), KBC (-0,18%), CSV (-0,87%), TCH (-0,66%), PVT (-0,89%), DGW (-0,99%)…

Nhìn chung, chỉ số VN-Index đã khép lại phiên cuối năm với trạng thái giao dịch "cầm chừng". Tính chung cả năm, VN-Index đã tăng 12,11%, qua đó có 2 năm liên tiếp tăng trưởng dương. Trong năm 2023, chỉ số đã tăng được 12,2%.

Với 2 sàn còn lại, năm 2024 lại có những kết quả trái ngược. Chỉ số HNX-Index đã giảm 1,56% trong năm vừa qua còn UPCoM-Index đã tăng 9,21%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cơ hội viết tiếp câu chuyện tăng trưởng của chứng khoán 2025 sau cú sốc thuế quan

Thị trường chứng khoán 2025 đang đứng trước cơ hội hồi phục tiếp sau những biến động từ cú sốc thuế quan của Tổng thống Trump. Quyết định hoãn thuế 90 ngày và các thông tin cuối tuần đã mang đến “cú quay xe” đầy bất ngờ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Tác động thuế quan 2025 lên Becamex IJC và kế hoạch tăng vốn 2.500 tỷ đồng

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng