ĐHĐCĐ Bảo Việt: Đang tiến hành các bước cổ phần hóa công ty con

Lãnh đạo Bảo Việt cho biết, đang báo cáo Chính phủ cũng như các cơ quan có thẩm quyền về việc cổ phần hóa doanh nghiệp, về mọi điều kiện sắp xếp cơ sở nhà đất.

 

Sáng nay (26/6), Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với sự tham gia của 26 cổ đông, đại diện cho hơn 675,5 triệu cổ phiếu, tương đương 91% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Đang tiến hành các bước đầu tiên

Tại Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn 2021-2025, Bảo Việt dự kiến sẽ nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Đại hội đồng cổ đông về phương án giảm tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và chuyển 2 công ty con ngành bảo hiểm (Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ) thành công ty cổ phần.

Theo lãnh đạo của Bảo Việt, việc chuyển đổi Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ trong giai đoạn 2023 - 2025 là một trong những giải pháp quan trọng để huy động nguồn lực, đáp ứng nhu cầu tăng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về thời điểm cổ phần hoá công ty con, lãnh đạo Bảo Việt cho biết, tập đoàn đang tiến hành các bước đầu tiên.

Bà Trần Thị Diệu Hằng, Thành viên HĐQT, phụ trách HĐQT Bảo Việt cho biết, sau khi tìm được nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn sẽ báo cáo Bộ Tài chính để được chấp thuận nguyên tắc. Và sau khi có bằng chứng về việc thay đổi vốn thì trình Bộ để cấp phép điều chỉnh theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các bước sẽ được tiến hành theo trình tự theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Chứng khoán.

“Hiện nay chúng tôi đã tiến hành các bước như thuê tư vấn cũng như tiến hành định giá tài sản. Từ năm ngoái, chúng tôi đã tiến hành rà soát các thủ tục, hồ sơ pháp lý của các cơ sở nhà đất của hai tổng công ty. Các cơ sở nhà đất của 2 tổng công ty rất nhiều, các loại hình khác nhau về giấy tờ, tập đoàn đang chờ hướng dẫn chính thức của Nhà nước liên quan đến cổ phần hóa”, bà Hằng cho biết.

Cũng theo lãnh đạo tập đoàn, hiện Bảo Việt đang báo cáo Chính phủ cũng như các cơ quan có thẩm quyền về việc cổ phần hóa doanh nghiệp, về mọi điều kiện sắp xếp cơ sở nhà đất. Sau khi có các hướng dẫn chính thức của Bộ Tài chính thì sẽ tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo.

Liên quan đến các giải pháp xây dựng phát triển hoạt động kinh doanh của tập đoàn Bảo Việt trong năm tới, ông Nguyễn Đình An, Quyền Tổng giám đốc Bảo Việt cho biết, về nguồn lực về tài chính, Tập đoàn Bảo Việt dự kiến sẽ có phần vốn chi phối của nhà nước (65%) đến hết 2025. Nếu tập đoàn muốn huy động thêm nguồn lực thì sẽ phải phát hành cho cổ đông hiện hữu, để cổ đông góp thêm nguồn tiền.

Quảng cáo

Theo lãnh đạo Bảo Việt, Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ là hai đơn vị cốt lõi trong kinh doanh của tập đoàn. Bảo Việt Nhân thọ đang trên đà phục hồi và có thể tăng trưởng trong năm 2024. Đòi hỏi về quy mô vốn của Bảo Việt Nhân thọ trong năm 2024 và các năm tiếp theo là tương đối lớn.

Theo đó, HĐQT có kế hoạch trong năm nay sẽ tăng vốn cho bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo dư địa phát triển.

Lợi nhuận 6 tháng đạt 1.226 tỷ đồng, hoàn thành 54,3% kế hoạch của cả năm

Về kế hoạch kinh doanh năm nay, Bảo Việt đặt mục tiêu tổng doanh thu của công ty mẹ là 1.646 tỷ đồng, tăng 4,6% so với kết quả thực hiện năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 3%.

Để đạt được những mục tiêu trên, Ban Điều hành Bảo Việt đưa ra 5 giải pháp trọng tâm bao gồm tăng cường năng lực tài chính cho tập đoàn và các đơn vị thành viên; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin; tiếp tục đẩy mạnh đề án Hợp lực giữa các đơn vị trong tập đoàn; tối ưu kênh phân phối đại lý và phát triển kênh số; thực hiện mô hình quản trị tiên tiến.

Cập nhật kết quả mới nhất, ông Nguyễn Đình An cho biết, dù chưa hết 6 tháng đầu năm nhưng tập đoàn đã hoàn thành khoảng trên 50% kế hoạch của năm. Cụ thể, tổng doanh thu công ty mẹ đạt 810 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 580 tỷ đồng (hoàn thành 50,4% kế hoạch. Bảo hiểm Bảo Việt đạt 5.630 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 363 tỷ đồng, tương đương hoàn thành 55,7% kế hoạch năm, Bảo Việt Nhân thọ doanh thu đạt 21.725 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 785 tỷ đồng, hoàn thành 50,6% kế hoạch.

Công ty quản lý quỹ đạt doanh thu 93 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 56 tỷ đồng, đạt 66%, công ty chứng khoán doanh thu 487 tỷ đồng, lợi nhuận 125 tỷ đồng, đạt trên 60% kế hoạch năm.

Tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 50,1% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 1.226 tỷ đồng, hoàn thành 54,3% kế hoạch của cả năm.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Bảo Việt cho biết, kết thúc năm 2023, Bảo Việt ghi nhận tổng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 1.116 tỷ đồng. Sau khi thực hiện trích lập các quỹ theo quy định, lợi nhuận sau thuế còn lại của năm tài chính 2023 là 745 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối đến hết năm 2022 là 42 triệu đồng.

Bảo Việt dự kiến sẽ dành 745 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10,037%. Phần lợi nhuận còn lại là 54 triệu đồng sẽ dùng để bổ sung vào nguồn chia cổ tức năm sau.

Sang năm 2024, với mức lợi nhuận sau thuế dự kiến là 1.150 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ dự kiến là 15,5%. Sau khi trích lập các quỹ tương tự như năm 2023, Bảo Việt dự kiến sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại là 768 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường vẫn duy trì được sắc xanh dù xuất hiện rung lắc trong phiên giao dịch 15/5. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khá ấn tượng với quy mô đạt trên 900 tỷ đồng, tập trung vào các mã Bluechips.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp

Chuyên gia của VIS Rating nhận định hoạt động phát hành trái phiếu của các chủ đầu tư bất động sản khu công nghiệp sẽ vẫn hạn chế trong năm 2025 do chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư mới vào bất động sản công nghiệp.

Thị trường bất động sản công nghiệp sẽ ra sao sau sáp nhập các tỉnh? “Ông lớn” bất động sản công nghiệp đua mở rộng quỹ đất

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Thế Giới Di Động muốn mua lại cổ phiếu quỹ giữa lúc thị giá lên cao nhất từ đầu năm

Thế Giới Di Động thông báo sẽ mua lại hơn 324.000 cổ phiếu quỹ bằng nguồn vốn tự có của công ty, dự kiến thực hiện trong tháng 5 hoặc tháng 6/2025. Sau khi hoàn tất, MWG sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025