Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

Tại dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành, giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính.

Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

Thông tin với báo chí ngày 20/3, ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về thí điểm phát hành, giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa.

Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa ba cơ quan, gồm Bộ Tài chính, Công an và Ngân hàng Nhà nước với sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa. Việc này nhằm hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính.

Theo đại diện Bộ Tài chính, loại tài sản này phát triển không ngừng, phức tạp, tiềm ẩn rủi ro với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do đó, trong giai đoạn đầu thí điểm với quy mô hạn chế và được kiểm soát, việc cơ quan quản lý tham gia giám sát sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, việc này cũng giúp họ có thời gian đưa ra chính sách phù hợp quản lý tiền mã hóa, tài sản mã hóa.

Theo ông Hải, đề xuất nói trên cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia và việc thí điểm cũng giúp giảm tối đa hành vi bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Thời gian qua, các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản số phổ biến. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền số, tài sản số hay tiền mã hóa, tài sản mã hóa. Các quy định hiện chỉ đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Do thiếu khung pháp lý về xác định, phân loại tiền mã hóa và kinh doanh, mua bán tài sản này, nên cơ quan thuế chưa có cơ sở áp dụng chính sách thuế tương ứng. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), trường hợp pháp luật xác định rõ bản chất, cho phép tiền số được kinh doanh, mua bán như một loại tài sản thì nhà chức trách sẽ thu thuế theo quy định. Các loại thuế có thể được tính toán thu gồm giá trị gia tăng (VAT), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân...

Quảng cáo

Chính phủ hối thúc xây dựng pháp lý cho tiền số

Trước đó, tại Công điện về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ban hành ngày 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính trình hồ sơ Nghị quyết về quản lý tài sản số, tài sản mã hóa trong tuần kế tiếp (trước 15/3).

Tại họp báo Chính phủ ngày 5/3, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Nghị quyết này dự kiến có nội dung về việc cho phép thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền số, tiền ảo. Việc này nhằm giúp các nhà đầu tư, cá nhân có nơi giao dịch, đầu tư các loại tài sản số.

Cụ thể hơn, theo lãnh đạo Bộ Tài chính, sàn giao dịch sẽ được tổ chức, vận hành bởi những đơn vị do Nhà nước cho phép. Tức là, Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp với nhà đầu tư, người dân khi tham gia vào thị trường này.

Ngoài ra, nhà điều hành sẽ xây dựng quy định về cho phép doanh nghiệp Việt phát hành tài sản số để huy động nguồn lực tài chính. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chung về tài sản số, đóng góp vào phát triển nền kinh tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý về tiền mã hóa, tài sản mã hóa nên nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Do đó, việc sớm có khung pháp lý để định danh, định giá tài sản số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, từ đó có tiền đầu tư.

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), Việt Nam có đến 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa trong năm 2024, đứng hạng 7 toàn cầu. Năm ngoái, Việt Nam nhận về hơn 105 tỷ USD tiền mã hóa, giảm so với mức 120 tỷ USD của năm 2023.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Liệu năm 2025 có phải là “năm vàng” cho các nhà đầu tư?

Dự đoán giá vàng đang là một trong những chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay, khi các nhà đầu tư cố gắng lý giải những biến động mạnh gần đây của kim loại quý này. Vào ngày 25/4, giá vàng đã giảm gần 2%, xuống còn khoảng 3.318,76 USD/ounce. Đợt

Giá vàng giảm hơn 1% sau thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh Giá vàng SJC giảm mạnh theo đà thế giới

Giá vàng SJC “bất động” bất chấp vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng trong nước sáng nay không có nhiều biến động so với chốt phiên trước trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý giảm khá mạnh sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed.

Giá vàng thế giới chững lại sau đà tăng dài, vàng trong nước biến động Kỳ vọng vào đàm phán Mỹ-Trung, giá vàng hạ nhiệt Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm trong phiên 7/5 khi các nhà giao dịch tỏ ra thất vọng với những phát biểu thận trọng từ Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về triển vọng kinh tế Mỹ.

Giá vàng trong nước sáng 7/5 tăng bất chấp giá vàng thế giới sụt mạnh Giá vàng thế giới chững lại sau đà tăng dài, vàng trong nước biến động