Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á

Sau nhiều tháng tăng lượng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ bán cho các khách hàng châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, dầu của Nga đang bị cạnh tranh gay gắt.

Theo trang oilprice.com, đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy vận may của Nga trên thị trường dầu ở châu Á có thể không còn.

Khối lượng dầu thô của Nga bán cho Ấn Độ đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3 (thời điểm bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine). Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã mua nhiều dầu kỳ hạn từ đối thủ chính của Nga là Saudi Arabia. Chiến lược thiết lập giá của tập đoàn Aramco đã giúp dầu thô của Saudi Arabia trở nên hấp dẫn hơn khi giá dầu Nga tăng.

Ấn Độ nhập nhiều dầu hơn từ Saudi Arabia khi nước này tăng nguồn cung. Trong khi đó, các báo cáo trong ngành cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu 877.400 thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng 7, giảm 7,3% so với tháng 6. Đối với Ấn Độ, Iraq vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất và Nga đứng thứ hai.

Trong tháng 7, Ấn Độ đã nhập khẩu dầu ít hơn 3,2% so với một tháng trước đó. Tổng lượng dầu nhập trong tháng 7 là khoảng 4,63 triệu thùng/ngày. Lý do chính khiến Ấn Độ giảm nhập dầu là có kế hoạch bảo trì nhà máy lọc dầu vào tháng 8.

Các báo cáo cũng cho biết Saudi Arabia đã bán cho Ấn Độ 824.700 thùng dầu/ngày (25,6%) trong tháng 7. Đây là mức cao nhất trong ba tháng.

Một nguyên nhân khiến Ấn Độ mua nhiều dầu hơn từ Saudi Arabia là tập đoàn Aramco đã hạ giá bán chính thức dầu của mình vào tháng 6 và tháng 7. Hầu hết các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đều có hợp đồng kỳ hạn với Saudi Arabia.

Dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn giữ thế mạnh, chủ yếu là nhờ Ấn Độ vẫn có nhu cầu mua các loại dầu ESPO của Nga (có nhiều diesel).

Quảng cáo

Trong những tháng tới, Ấn Độ sẽ chịu áp lực thay đổi các chính sách dầu mỏ thân thiện với Nga. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã gây áp lực để Ấn Độ giảm thiểu nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Các nước châu Âu dường như đang đi theo con đường của Mỹ khi tìm cách thuyết phục Ấn Độ “cai nghiện” dầu Nga.

Tuy nhiên, những phản ứng đầu tiên từ Chính phủ Ấn Độ cho thấy nước này không có ý định ngả theo những áp lực này vì họ đang lo lắng về giá lương thực và năng lượng cao.

Trong khi đó, Saudi Arabia đang từ từ tham gia cuộc chơi với tư cách là nước sản xuất có ảnh hưởng lớn trên thị trường dầu mỏ ở châu Á. Mặc dù Saudi Arabia chưa thể hiện quyết tâm thực sự nào trong tích cực giành lại thị phần ở châu Á, nhưng nước này luôn mong muốn đánh bại đối thủ cạnh tranh.

Khi tăng khối lượng sản xuất chính thức vào tháng 6 thêm 218.000 thùng/ngày để đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia đang dần gây áp lực lên những quốc gia khác. Theo đánh giá hàng năm, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia tăng 20,1%, tương đương 1,47 triệu thùng/ngày vào tháng 6/2022.

Tính theo tháng, xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia tăng 146.000 thùng/ngày lên 7,2 triệu thùng/ngày vào tháng 6.

Trong những tháng tới, các thị trường sẽ không chỉ theo dõi các chiến lược nhập khẩu dầu của Ấn Độ và điều kiện thị trường kinh tế của Trung Quốc mà còn cả xung đột thị phần nội bộ OPEC+ có thể xảy ra.

Trong khi Saudi Arabia và Nga vẫn còn là đồng minh, nhưng đang xuất hiện những khác biệt và cơ hội làm giảm thị phần của đối thủ. Tác động của các lệnh trừng phạt dầu mới nhất mà EU áp với Nga có thể chậm lại, nhưng sẽ buộc Nga chỉ có thể bán dầu cho một số thị trường vốn đã hạn chế.

Trái lại, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây có thể áp đối với các bên thứ 3, đặc biệt là Ấn Độ và có thể là Trung Quốc, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Saudi Arabia cạnh tranh với Nga.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ