Đại diện Masan đề xuất "nới" thủ tục IPO để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn

Theo đại diện Masan, thủ tục niêm yết IPO hiện nay còn kéo dài và phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế dẫn đến thị trường IPO Việt Nam còn hạn chế.

Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Masan Group nêu kiến nghị tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn.

Sáng ngày 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan (Masan Group) đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ.

Với lĩnh vực chứng khoán, đại diện Masan Group dẫn lại mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 là quy mô vốn hóa của thị trường đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 58% GDP.

Đồng tình với định hướng này, lãnh đạo Masan cho rằng để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn có chi phí tốt và linh hoạt hơn nhưng đảm bảo tính quản trị rủi ro của hệ thống thì giải pháp là thu hút nguồn vốn dài hạn với chi phí huy động thấp từ nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thị trường vốn ngoài ngân hàng.

Với đề xuất tiếp tục mở rộng thị trường vốn cho nhà đầu tư nước ngoài với khả năng huy động vốn chi phí thấp và có khả năng đầu tư dài hạn, ông Nguyễn Thiều Nam cho rằng điều này sẽ giúp giảm chi phí vốn của doanh nghiệp.

"Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài Chính trong việc nâng hạng thị trường Việt Nam từ ‘cận biên’ lên ‘mới nổi’, việc này sẽ kêu gọi được vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào thị trường ‘mới nổi’. Chúng tôi đón chờ Bộ Tài Chính ban hành nghị định và thông tư mới hướng dẫn các cơ quan, nhà đầu tư và công ty chứng khoán về việc gỡ nút thắt ký quỹ trước giao dịch, là một bước quan trọng trong lộ trình nâng hạng lên thị trường ‘mới nổi’ vào năm 2025", lãnh đạo Masan cho biết.

Quảng cáo

Đồng thời, lãnh đạo Masan cũng đề xuất cần tìm phương án để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn ngoài ngân hàng dễ dàng hơn nhằm giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong kế hoạch huy động vốn.

Theo đó, ông đề nghị Chính phủ rà soát lại điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán để phù hợp hơn với những mô hình kinh doanh mới, có thể tham khảo sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ là nơi niêm yết của những công ty công nghệ.

Vị này cho rằng, thủ tục niêm yết IPO hiện nay còn kéo dài và phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế dẫn đến thị trường IPO Việt Nam còn hạn chế.

Lãnh đạo Masan cũng nêu 2 điểm trong dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán mới nhất có thể làm chậm việc phát triển thị trường vốn. Một là việc bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải bổ sung cần có tài sản bảo đảm, hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Đại diện Masan nhìn nhận việc bổ sung này có chủ đích tốt để quản trị rủi ro nhưng không phù hợp khi một nền kinh tế chuyển dịch từ đầu tư cơ sở vật chất sang đầu tư tri thức. Do đó, cần có phương án đánh giá phù hợp.

Hai là điều kiện chào bán cổ phần và trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, dự thảo sửa đổi theo hướng tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 1 năm đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp lên thành 3 năm.

Ngoài ra, trước đây quy định hạn chế chuyển nhượng chỉ áp dụng với cổ đông chiến lược nhưng lần sửa đổi này sẽ áp dụng luôn cho cả nhà đầu tư chuyên nghiệp. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư chuyên nghiệp lẫn khả năng phát hành cổ phiếu hay trái phiếu riêng lẻ của các tổ chức phát hành.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), những nhà đầu tư mua được cổ phiếu quanh ngưỡng 1.200 điểm và nắm giữ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiều khả năng được chốt lời giá cao.

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán

Thị trường chênh vênh ở mốc 1.250 điểm

Phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận các nhóm ngành Đầu tư công, Khu Công nghiệp giao dịch tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại lại trở lại bán ròng còn tiền nội lại thờ ơ với thị trường khiến cho VN-Index chỉ chênh vênh ở mốc 1.250 điểm.

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm? Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

Tuần hồi phục thứ 2, thị trường sắp được áp dụng mô hình CCP

VN-Index đã tăng 22,36 điểm trong tuần vừa qua giúp thị trường chứng kiến 2 tuần hồi phục liên tiếp. Đồng thời, khối ngoại cũng có tuần mua ròng đầu tiên sau 7 tuần liên tiếp bán ra.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Thị trường có 2 tuần hồi phục, nhà đầu tư có thể an tâm?

Các chuyên gia chứng khoán đã đánh giá về trạng thái thị trường sau khi có tuần hồi phục thứ 2 và hoạt động giải ngân trở lại của nhà đầu tư nước ngoài.

Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Những nhân tố nội đang khuấy động ngành Chứng khoán

Cuộc cạnh tranh trong ngành Chứng khoán vẫn đang diễn ra quyết liệt và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp nội tăng trưởng thần tốc chỉ sau một thời gian ngắn được sang tên đổi chủ.

"Gỡ được nút thắt Pre-funding là điều kiện mấu chốt để FTSE nâng hạng cho Việt Nam" Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi: Thúc đẩy sự phát triển với mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi

Thị trường "tươi mới" hơn ở phiên thứ 6 khối ngoại mua ròng

Nhà đầu tư nước ngoài đang có chuỗi 6 phiên liên tiếp giải ngân vào thị trường. Nhưng phải đến hôm nay, thị trường mới cho thấy sự hứng khởi trong tâm lý giao dịch, qua đó khép lại tuần tăng điểm thứ 2 của VN-Index.

Chứng khoán TCBS muốn triển khai phát hành riêng lẻ gần 1.400 tỷ đồng Thị trường vẫn nhạt nhòa dù có sắc xanh