Đã rõ "người thắng cuộc" trong cuộc chiến phức tạp vẽ lại dòng chảy dầu thô thế giới

Ai mua được dầu giá rẻ, đó chính là người chiến thắng.

Đã rõ "người thắng cuộc" trong cuộc chiến phức tạp vẽ lại dòng chảy dầu thô thế giới

Bản đồ dầu mỏ toàn cầu đang được vẽ lại khi tác động lâu dài của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây khiến dầu Nga đang chảy ngày càng nhiều hơn đến châu Á. Trung Quốc cũng đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ Iran và Venezuela.

Theo dữ liệu từ Kpler, nhập khẩu dầu từ 3 quốc gia này trong tháng 4 đang chiếm hơn 30% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ. Con số này tăng từ mức chỉ 12% vào tháng 2/2022. Trong khi đó, nhập khẩu từ các nhà cung cấp truyền thống đang bị siết chặt. Dòng chảy dầu từ Tây Phi và Mỹ đã giảm lần lượt 40 và 35%.

“Rõ ràng, những người mua châu Á đang là người chiến thắng ở đây vì nhập được dầu giá rẻ”, Wang Nengquan, cựu chuyên gia kinh tế tại Sinochem Energy nói. Theo ông Wang, châu Á, dẫn đầu là Ấn Độ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong những tháng gần đây. Điều này về cơ bản đã giúp Moscow khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu mỏ trở lại bình thường.

Quảng cáo
dau-tho-481.jpg

Tỷ trọng dầu thô từ các quốc gia bị trừng phạt trên tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn 5/2021-5/2023.

Việc dòng chảy dầu thô nhanh chóng định hình lại cho thấy sự linh hoạt cảu thị trường hàng hóa quan trọng nhất thế giới, nơi nhu cầu toàn cầu đạt khoảng 100 triệu thùng/ngày.

Sau xung đột Nga - Ukraine, các quốc gia phương Tây đã ngăn chặn dòng dầu thô và sản phẩm từ dầu của họ và áp đặt cơ chế giá trần để đẩy dầu đi nơi khác. Cơ chế phức tạp này, vốn được Mỹ ủng hộ, được thiết kế như một cách hạn chế nguồn tiền của Điện Kremlin nhưng vẫn giữ cho nguồn cung toàn cầu không bị ảnh hưởng.

Trong khi Nga thành công trong việc chuyển hướng dòng chảy dầu thô, họ đã mất hầu hết các khách hàng cũ. Xuất khẩu dầu mỏ của Nga giờ đây phụ thuộc lớn vào một số ít quốc gia, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này mang lại cho các nhà máy lọc dầu ở đây sức mạnh khổng lồ.

Giữa 2 quốc gia này, Ấn Độ có nhu cầu lớn nhất đối với dầu thô của Nga trong khi Trung Quốc vẫn duy trì mua dầu của Iran, Venezuela với chiết khấu cao, bên cạnh dầu Nga. Mỹ từ lâu đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với dầu thô của 2 quốc gia này.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn