Cổ phiếu GMD bứt phá lên đỉnh lịch sử, "gã khổng lồ" ngành cảng biển Gemadept "gõ cửa" câu lạc bộ tỷ USD vốn hóa

Theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán, Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2 sẽ là “át chủ bài” của Gemadept trong trung hạn.

Cổ phiếu GMD bứt phá lên đỉnh lịch sử, "gã khổng lồ" ngành cảng biển Gemadept "gõ cửa" câu lạc bộ tỷ USD vốn hóa

Sau nhịp hồi ngắn đầu tháng 11, thị trường chứng khoán đang giằng co tích luỹ quanh ngưỡng 1.100 điểm chờ xác nhận xu hướng mới. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu Gemadept (mã GMD) đã âm thầm bứt phá qua đó leo lên lập đỉnh lịch sử mới tại mức giá 71.000 đồng/cp.

So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu GMD đã tăng hơn 61% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 21.700 tỷ đồng (~900 triệu USD) qua đó đưa Gemadpet “ngấp nghé” câu lạc bộ tỷ USD trên sàn chứng khoán.

screenshot-2023-11-14-at-171901-8098.png

Đà tăng của cổ phiếu được hỗ trợ tích cực từ kết quả kinh doanh khởi sắc. Quý 3/2023, Gemadept lãi trước thuế 398 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 2.890 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ 2022.

Theo Gemadep, kết quả kinh doanh tích cực đến từ hoạt động khai thác cảng và logistics trong 9 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công ty còn ghi nhận khoản tiền từ việc bán Cảng Nam Hải Đình Vũ và lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết.

Trước đó vào cuối tháng 5, Gemadept đã thoái toàn bộ 84,66% vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ cho nhóm nhà đầu tư bao gồm CTCP Container Việt Nam (Viconship – mã VSC). Khoản tiền lãi này đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 2 của công ty.

Năm 2023, Gemadept lên kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần thực hiện năm ngoái. Với kết quả đạt được, “gã khổng lồ” ngành logistics và khai thác cảng đã gần cán đích lợi nhuận cả năm đề ra sau 9 tháng đầu năm.

screenshot-2023-11-14-at-154311-3681.png
Quảng cáo

Với những động thái gần đây, mục tiêu về đích lợi nhuận 2023 có lẽ “trong tầm tay” của Gemadept. Mới nhất, công ty đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ 99,98% số cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Cảng Nam Hải (NHP).

Cảng Nam Hải có công suất 200.000 Teus/năm và có thể đón tàu 1.000 Teus và là dấu ấn đầu tiên của Gemadept trong chiến lược “Bắc tiến”. Nếu hoàn thành việc thoái vốn khỏi NHP, Gemadept sẽ chỉ còn khai thác một cảng duy nhất tại miền Bắc là cảng Nam Đình Vũ.

“Át chủ bài” Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2

Gemadept hiện là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực logistics và khai thác cảng với nhiều cảng biến quy mô lớn, nổi bật nhất là Gemalink - cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, một trong 19 cảng trên thế giới có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác cảng đóng góp khoảng 70-80%, còn lại đến từ mảng logistics.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Yuanta đánh giá Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2 sẽ là “con át chủ bài” của Gemadept trong trung hạn. Nam Đình Vũ GĐ 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023 kỳ vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng Nam Hải Đình Vũ chuyển sang. Dự án Gemalink GĐ 1 đã hoàn thành trong khi GĐ 2 dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ 2025.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất tăng giá dịch vụ xếp dỡ container từ 01/01/2024 sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của Gemadept khi (1) Tất cả các cảng của Gemadept đều thuộc đối tượng áp dụng mức tăng giá sàn và (2) Cảng nước sâu Gemalink thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ được áp dụng mức tăng đến 20%.

Tương tự, VCBS cũng kỳ vọng vào những yếu tố tích cực hỗ trợ ngành khai thác cảng đến từ (1) Các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan; (2) Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam sẽ là nền tảng cho các cảng feeder trong nửa cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Với xu hướng phát triển đội tàu của thế giới nên nhu cầu khai thác tại cảng nước sâu (Cái Mép-Thị Vải và Lạch Huyện) vẫn tiếp tục tích cực.

Trong trung hạn và dài hạn, Gemalink sẽ là động lực quan trọng đến tăng trưởng lợi nhuận của Gemadept. Với việc sửa đổi TT54/2018 các cảng nước sâu tại CM-TV, Gemalink sẽ được hưởng lợi từ thay đổi chính sách này. Gemalink giai đoạn 2 sẽ đưa vào khai thác từ cuối 2024 và đóng góp cho Gemadept từ 2024, 2025 trở đi. Trong khi đó, Gemalink GĐ 1 ước tính sẽ đạt hiệu suất 93% (2023) gần 1,4 triệu TEU, và đến 2024 đạt 1,95 triệu TEU.

screenshot-2023-11-14-at-202955-7563.png

Đồng quan điểm, báo cáo mới đây của SSI Research cho rằng việc tăng giá cảng từ năm 2024 sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho Gemadept, dự kiến sẽ được phê duyệt vào những tháng cuối năm 2023. Bên cạnh đó, Gemalink có thể đạt mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ trong quý 1/2024 từ mức nền thấp trong quý 1/2023. Yếu tố hỗ trợ khác nữa là việc thoái vốn khỏi cảng Nam Hải.

Trong 3 năm tới, SSI Research kỳ vọng Gemadetp sẽ hoàn thành các dự án mở rộng Cảng Nam Đình Vũ và Gemalink, nâng công suất thêm 50% vào năm 2026 so với công suất hiện tại, theo đó, công ty vẫn còn dư địa tăng trưởng. Bộ phận phân tích đánh giá Gemadept là doanh nghiệp đại diện tốt để tiếp cận chủ đề xuất khẩu và dòng vốn FDI tại Việt Nam trong dài hạn.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 106.580 tài khoản trong tháng 6/2024, thấp hơn 25.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 5 trước đó. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 6

Chứng khoán HSC dự chi gần 830 tỷ đồng trả cổ tức HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG…

Các cuộc bầu cử chi phối chứng khoán châu Âu phiên 4/7

Trong phiên giao dịch 4/7, thị trường chứng khoán châu Âu đi lên, nhờ triển vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ và dự đoán Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Anh.

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2024: Thăng hoa và nhiều biến số

Sự thờ ơ tiếp diễn bất chấp thị trường đã tăng điểm phiên thứ 4

Các cổ phiếu lớn như PLX, FPT, GVR đã cùng ra mặt để giúp thị trường có được sắc xanh tương tự các chỉ số khu vực. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chưa chịu tham gia trên HOSE và còn phân tán sang UPCoM.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn "tủi lòng"

Ông chủ Amazon dự kiến bán 5 tỷ USD cổ phiếu khi giá chạm mức cao kỷ lục

Chủ tịch điều hành Amazon, ông Jeff Bezos, đang có kế hoạch bán số cổ phiếu trị giá gần 5 tỷ USD của “gã khổng lồ” ngành thương mại điện tử sau khi cổ phiếu của hãng này đạt mức cao kỷ lục.

Số lượng sản phẩm xuất khẩu qua Amazon của nhà bán hàng Việt Nam tăng vọt Cổ phiếu một công ty tăng 222% trong chưa đầy 1 năm, lặng lẽ "vượt mặt" cả Microsoft, Meta, Amazon

Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn

Bà Nguyễn Thị Tuyết, cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX đã bán ra 750.000 cổ phiếu vào ngày 28/6, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức hơn 34,1 triệu cổ phiếu (tương ứng 5,1% vốn) về còn 33,36 triệu cổ phiếu (4,98% vốn).

ĐHĐCĐ VIX: Ước quý I/2024 lãi 200 tỷ đồng, dự kiến đợt tăng vốn diễn ra trong quý II-III/2024 Vốn điều lệ của VIX sẽ được tăng lên hơn 8.000 tỷ đồng

Hơn 8% vốn doanh nghiệp điện bị bán tháo sau thông tin liên quan đến siêu dự án 3 tỷ USD

Cổ phiếu TV2 bị bán tháo trên thị trường, giảm sàn còn 43.350 đồng/cổ phiếu, dư bán sàn gần 5,5 triệu đơn vị, tương ứng hơn 8% vốn điều lệ của công ty.

Xua tan nỗi lo bán tháo, VN-Index đóng cửa trên 1.280 điểm Nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo, vốn hóa Apple sắp bốc hơi 60 tỷ USD chỉ vì 1 thông báo

Bộ đôi VCB và BID đã có 4 tháng liên tiếp suy giảm quy mô vốn hóa

Thống kê từ HOSE cho biết số lượng cổ phiếu vốn hóa trên 1 tỷ USD vẫn giữ nguyên ở 42 mã vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, sàn chỉ còn lại 1 cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 10 tỷ USD là VCB.

Cổ phiếu GMD có lần đầu tiên vào CLB vốn hóa 1 tỷ USD trên HOSE Quy mô vốn hóa của HVN tăng mạnh nhất trong nhóm vốn hóa 1 tỷ USD của HOSE

Phiên tăng thứ 3 của thị trường Việt Nam, nhà đầu tư vẫn "tủi lòng"

Trong khi các thị trường chứng khoán châu Á thể hiện được sức bứt phá ấn tượng, VN-Index chỉ tăng điểm khá chậm. Sự dẫn dắt từ một cổ phiếu lớn vẫn được duy trì nhưng tính lan tỏa của dòng tiền chưa được ghi nhận.

Chuỗi điện máy của MWG có tháng thứ 3 liên tiếp “mang tiền về cho mẹ” tại thị trường đông dân gấp 3 lần Việt Nam Chứng khoán công nghệ DNSE niêm yết trên sàn HoSE, định giá gần 10.000 tỷ

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index

Dù dòng tiền còn chưa bùng nổ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên tăng tốt nhất trong nửa tháng trở lại nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu Ngân hàng, đặc biệt là 2 ông lớn VCB và BID.

Chứng khoán công nghệ DNSE niêm yết trên sàn HoSE, định giá gần 10.000 tỷ Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Đà tăng của thị trường sẽ được hỗ trợ nhờ dư địa cho vay margin còn rất lớn

Nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là hầu bao margin từ các công ty chứng khoán được mở rộng nhờ "game" tăng vốn.

Chứng khoán công nghệ DNSE niêm yết trên sàn HoSE, định giá gần 10.000 tỷ Hai lý do khiến cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDIRECT giảm mạnh