Chuyên gia Fitch Ratings: Lạm phát tại Việt Nam sẽ về dưới ngưỡng mục tiêu của Chính phủ trong nửa năm tới

Chuyên gia của Fitch Ratings tin rằng lạm phát tại Việt Nam đã qua mức đỉnh và sẽ hạ nhiệt dần trong xu thế chung của toàn cầu trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Mới đây, Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings đã tổ chức buổi hội thảo “Fitch on Vietnam – Overcoming Challenges, Sustaining Growth” với những nhìn nhận, đánh giá lại về kinh tế Việt Nam năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Bên lề sự kiện, bà Sagarika Chandra - Giám đốc Đánh giá Tín nhiệm Quốc gia Fitch Ratings tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra một số dự báo về triển vọng tín nhiệm cũng như lạm phát và kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings gần đây đã xác nhận xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng tích cực. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai?

Bà Sagarika Chandra: Nhìn từ góc độ tích cực, nếu Fitch Ratings chứng kiến khung chính sách mạnh mẽ hơn hỗ trợ cho Chính phủ xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thời gian qua, nó có thể coi như yếu tố tác động tích cực đến xếp hạng tín nhiệm. Hơn thế nữa, việc duy trì tăng trưởng GDP cao cũng có ảnh hưởng nhất định đến GDP bình quân đầu người.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở ngưỡng khá thấp so với những nước có xếp hạng tín nhiệm tương đương. Việc GDP bình quân đầu người cải thiện cũng sẽ giúp mang đến xếp hạng tín nhiệm tốt hơn trong tương lai. Hơn thế nữa, việc duy trì tăng trưởng GDP cao cùng với giữ ổn định kinh tế vĩ mô cũng là một yếu tố mà Fitch Ratings đánh giá tích cực và có thể điều chỉnh nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Lạm phát hiện vẫn là một mối lo cho Việt Nam. Bà nghĩ sao về những thách thức mà Việt Nam sẽ đối mặt trong kiềm chế lạm phát trong nửa còn lại của năm?

Từ góc độ của Fitch Ratings, nếu nhìn vào các con số lạm phát, có thể thấy lạm phát tại Việt Nam đã bắt đầu giảm từ mức đỉnh. Các con số lạm phát công bố đang cho thấy xu thế sụt giảm. Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng Việt Nam đã vượt qua giai đoạn lạm phát cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ chững lại khi chúng tôi tính toán về những dự báo tăng trưởng.

Tính toán về tăng trưởng kinh tế toàn cầu của chúng tôi được dựa trên dự báo giá hàng hóa toàn cầu sụt giảm. Xét đến tất cả những yếu tố này, chúng tôi tin lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm dần trong giai đoạn còn lại của năm và nhiều khả năng sẽ dưới ngưỡng mục tiêu 4,5% của chính phủ trong năm 2023. Nhìn chung, lạm phát trong khoảng thời gian còn lại của năm sẽ không thách thức như thời điểm đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã quyết định hạ lãi suất điều hành nhiều lần trong năm nay, bà bình luận gì về động thái này?

Quảng cáo

Fitch Ratings tin rằng SBV sẽ vẫn tiếp tục quan điểm chính sách tiền tệ mềm mỏng. Mục tiêu chính của SBV và hỗ trợ cho nền kinh tế và cân nhắc đến việc lạm phát đã giảm, Việt Nam còn dư địa điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Chúng tôi tin SBV sẽ vẫn ưu tiên hỗ trợ cho nền kinh tế và duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Quan điểm này sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm mà Fitch Ratings dành cho Việt Nam và chúng tôi vẫn duy trì quan điểm triển vọng tích cực với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Xét đến bối cảnh việc cạnh tranh giành dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày một căng thẳng hơn, bà có đề xuất chính sách gì cho Việt Nam trong việc thu hút FDI chất lượng cao?

Dựa trên quan sát của Fitch Ratings, Việt Nam có một số thế mạnh giúp thu hút FDI trong trung hạn. Thứ nhất, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh về chi phí, yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam đã hội nhập rất tốt vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, chính vì vậy sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam tăng cao hơn.

Khung chính sách hiện tại của Việt Nam cũng hỗ trợ cho FDI và việc Việt Nam tham gia vào một số Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) cũng mang tính hỗ trợ quan trọng cho triển vọng thương mại và đầu tư. Những yếu tố này sẽ giúp thu hút dòng vốn chất lượng cao trong trung hạn.

Dù vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy rằng có một số rủi ro đặc thù cần phải được xử lý. Một trong số đó là việc xây dựng được cơ sở hạ tầng nhằm hấp thụ tốt dòng vốn FDI. Ngoài ra, việc đầu tư vào nhân lực rất quan trọng để giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư giá trị cao trong tương lai. Những biện pháp này sẽ cho phép Việt Nam tận dụng tốt hơn cơ hội đầu tư và tăng cao sức hấp dẫn trong việc thu hút FDI chất lượng cao.

Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào bởi thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu, thưa bà?

Fitch Ratings không tin rằng thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu sẽ có thể tạo ra những yếu tố tiêu cực hay cản trở FDI vào Việt Nam. Như từng nói đến trước đây, những thế mạnh của Việt Nam dự kiến sẽ giúp duy trì mức độ FDI vào. Việt Nam có nhiều lợi thế so với nhiều nước khác trong khu vực ví như Philippines hay Indonesia vốn cũng đang cạnh tranh để thu hút FDI. Vì vậy chúng tôi không tin thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu đang cản trở thu hút FDI của Việt Nam.

Cám ơn bà về những nhận định!

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có “khẩu vị” đa dạng với thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường Việt Nam là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp,

Dòng vốn FDI dồi dào tác động tích cực đến thị trường bất động sản "Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tài khoản chứng khoán tăng lên sát mốc 9 triệu Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá vé máy bay giữa Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua. Giá vé thường ở mức thấp trong những tháng cuối Thu và trong mùa Đông, ngoại trừ những kỳ nghỉ lễ lớn.

Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào? 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Ngày đại hỷ ngập tràn hạnh phúc cùng ưu đãi lớn từ DOJI

Với thông điệp “Ngày chung đôi - Đời chung vui”, DOJI tiếp tục mang đến chương trình khuyến mãi trang sức cưới hấp dẫn cùng nhiều phần quà giá trị với mong muốn giúp các cặp đôi tìm thấy tín vật tình yêu hoàn hảo, ghi dấu ngày trọng đại.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

“Việt Nam SuperPort™ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á,” Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 diễn ra ngày 31/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10