Chuyên gia dự đoán kinh tế Trung Quốc phục hồi ổn định trong năm 2023

Chuyên gia tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc phục hồi trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là trong quý 2, khi nhiều nhà máy bắt đầu lấy lại đà sản xuất và các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Theo Tân Hoa xã, các nhà kinh tế học và các chuyên gia Trung Quốc lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của nước này trong năm 2023, hy vọng sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ hơn và nhu cầu trong nước cải thiện sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phục hồi ổn định.

Ông Han Wenxiu, Phó Chủ nhiệm thường vụ văn phòng Ủy ban kinh tế và tài chính trung ương Trung Quốc, cho rằng mặc dù việc Trung Quốc tối ưu hóa ứng phó với dịch bệnh COVID-19 có thể khiến hoạt động kinh tế gián đoạn trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ củng cố tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2023.

Quan chức này tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc phục hồi trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là trong quý 2, khi nhiều nhà máy bắt đầu lấy lại đà sản xuất và các doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng Wen Bin của Ngân hàng Minsheng Trung Quốc cho rằng nhu cầu trong nước dần phục hồi sẽ giúp kinh tế Trung Quốc trở lại đà tăng trưởng trong năm 2023, ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng khoảng 5,5%.

Quảng cáo

Nhà phân tích chứng khoán Huang Wentao nhận định nền kinh tế Trung Quốc sẽ có biểu đồ tăng trưởng đi lên trong năm 2023 dù tốc độ tăng trưởng các quý có thể dao động.

Nhà phân tích này dự báo tăng trưởng cả năm 2023 của nền kinh tế Trung Quốc là 5,1%.

Giới chuyên gia hy vọng Trung Quốc sẽ khôi phục hỗ trợ chính sách để thúc đẩy tăng trưởng, kết hợp với gói chính sách hiện nay và thúc đẩy kinh tế phục hồi ổn định.

Ông Zhao Chenxin, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết chính phủ sẽ tăng cường phối hợp chính sách trong cả năm, với các bước nhằm phát huy hiệu quả của những chính sách đã đưa ra trong nửa cuối năm 2022.

Chuyên gia Wen Bin nhận định chính phủ sẽ củng cố chính sách tài khóa để tăng tính hiệu quả, triển khai chính sách tiền tệ có trọng tâm và hiệu quả, có thể tăng tỷ lệ nợ công/GDP lên 3% và thực hiện đợt phát hành trái phiếu đặc biệt lên tới 3.800 tỷ nhân dân tệ (khoảng 549,68 tỷ USD) trong năm 2023.

Ông Lu Ting, nhà kinh tế nghiên cứu về thị trường Trung Quốc của công ty chứng khoán Nomura, cho rằng với những bước đi chính sách gần đây của Trung Quốc, các thị trường có nhiều lý do để lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm 2023.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro