Chứng khoán Mỹ trái chiều trước loạt tin tích cực

Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi thông tin trí tuệ nhân tạo đang có những ảnh hưởng quan trọng giúp tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cải thiện.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm điểm trong phiên ngày thứ Tư, chỉ số chính của thị trường dao động gần ngưỡng đóng cửa cao nhất tính từ tháng 8/2022.

Theo Wall Street Journal, chỉ số S&P 500 hạ 0,38% xuống còn 4.267,52 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 1,29% xuống 13.104,89 điểm. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 91,74 điểm tương đương 0,27% lên 33.665,02 điểm.

Cổ phiếu năng lượng tăng điểm mạnh nhất trong nhóm các cổ phiếu ngành thuộc S&P 500. Cổ phiếu SPDR S&P Oil & Gas Exploration & Production ETF (XOP) và First Trust Natural Gas ETF (FCG) tăng hơn 3%.

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực đồng thời tăng điểm, chỉ số cổ phiếu SPDR S&P Regional Banking ETF của nhóm các ngân hàng này tăng hơn 3%. Cổ phiếu PacWest Bancorp tăng 14,4% còn cổ phiếu Zions Bancorporation tăng 4,5%.

Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi thông tin trí tuệ nhân tạo đang có những ảnh hưởng quan trọng giúp tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cải thiện. Trong vòng 3 tháng qua, chỉ số S&P 500 đã tăng được hơn 7%.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Crossmark Global Investments, ông Bob Doll, cảnh báo dù rằng thị trường tăng điểm trong những ngày gần đây, sẽ có thêm những ảnh hưởng từ các đợt nâng lãi suất của Fed trong tương lai.

“Những chỉ số kinh tế hàng đầu đã giảm 13 tháng liên tiếp. Hiện tại thị trường vẫn đương đầu với vấn đề đường cong lãi suất và vấn đề thanh khoản”, ông Doll nói với CNBC vào ngày thứ Tư.

Ông Doll nói: “Tôi nghĩ rằng sẽ vẫn có thêm ảnh hưởng sắp đến. Tôi sẽ thận trọng và không quá tin vào những đợt tăng điểm dài hạn”.

Quảng cáo

Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 4/2023 vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia. Thâm hụt này có thể dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn trong quý 2/2023, chuyên gia nhận định.

Chỉ số VIX, chỉ số đo lường bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ, đã có lúc chạm mức 13,77 điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, ngưỡng thấp nhất tính từ ngày 14/2/2020, một tháng trước khi Mỹ bước vào khoảng thời gian phong tỏa vì COVID-19.

Diễn biến chỉ số này cho thấy nhà đầu tư thực ra không quá lo sợ về khả năng lợi nhuận suy giảm, lãi suất tăng cao, kinh tế Mỹ suy thoái và khả năng sẽ có hơn 1 nghìn tỷ USD tín phiếu Bộ Tài chính Mỹ được phát hành.

Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ Mỹ trong S&P 500 trong phiên ngày thứ Tư lên ngưỡng cao nhất tính từ trước khi ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ vào ngày 10/3/2023, dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ có thể đang lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời nó cũng phản ánh cho quan điểm nhận định kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái kinh tế.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tốt hơn so với kỳ vọng nhờ vào tiêu dùng người dân Mỹ vững vàng và quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc tốt hơn so với khoảng thời gian đầu năm, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

WB vẫn tin rằng tăng trưởng kinh tế nửa sau năm 2023 sẽ chững lại và tăng trưởng sẽ chịu nhiều sức ép trong năm sau, theo dự báo công bố vào ngày thứ Ba. WB cảnh báo lạm phát cao dai dẳng và các đợt nâng lãi suất đang gây tổn hại đến hoạt động kinh tế khắp thế giới, đặc biệt tại nhóm các nước đang phát triển.

WB dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm nay, cao hơn tỷ lệ 1,7% theo dự báo của các chuyên gia WB trước đây. Ước tính mới nhất cho thấy sự suy giảm so với con số 3,1% của năm ngoái.

“Kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang trong tình trạng khó khăn”, WB nhấn mạnh trong báo cáo triển vọng kinh tế bán niên mới đây. WB nhấn mạnh rằng những cú sốc chồng chéo từ đại dịch COVID-19, căng thẳng Nga – Ukraine và chính sách tiền tệ bị thắt chặt mạnh tay.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,4% trong năm sau, cao hơn so với ước tính 2,7% được đưa ra hổi tháng 1/2023.

Việc WB điều chỉnh dự báo cũng tương xứng với số liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ và châu Âu dường như đã tránh được suy thoái kinh tế, điều mà nhiều chuyên gia đã dự báo khi chuẩn bị bắt đầu năm 2023.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung