Chứng khoán Mỹ hạ nhẹ dù việc làm Mỹ phát tín hiệu tốt

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm từ mức thấp trong ngày tuy nhiên vẫn ở trạng thái giảm sau khi chủ tịch Fed tại St. Louis ông James Bullard công bố rằng năm 2023 có thể là một năm lạm phát suy thoái.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm sau khi thông tin mới công bố cho thấy thị trường lao động vững vàng bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 339,69 điểm tương đương 1,02% xuống 32.930,08 điểm. Chỉ số Dow Jones bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm rất mạnh của cổ phiếu Walgreens sau khi hãng này công bố thua lỗ cao vượt kỳ vọng.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,16% xuống 3.808,1 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 1,47% xuống 10.305,24 điểm. Cổ phiếu Bed, Bath & Beyond giảm 29,88% sau khi công bố thiếu tiền và đang cân nhắc phá sản, ngoài ra cổ phiếu quỹ Silvergate Capital sụt đến 42,73% do bị khách hàng rút tiền mạnh. Cả ba chỉ số đang hướng đến tuần giảm thứ 5 liên tiếp.

Thị trường chứng khoán tăng điểm từ mức thấp trong ngày tuy nhiên vẫn ở trạng thái giảm sau khi chủ tịch Fed tại St. Louis ông James Bullard công bố rằng năm 2023 có thể là một năm lạm phát suy thoái. Kinh tế Mỹ đang diễn biến theo hướng đó.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi ADP công bố giới chủ Mỹ tuyển mới 235.000 việc làm trong tháng 12/2022, cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Mức lương đồng thời tăng cao hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia. Vào cuối phiên sáng, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn so với kỷ vọng.

“Dù rằng chúng ta có thể có bức tranh toàn cảnh về thị trường việc làm, mức lương cao hơn so với kỳ vọng và số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp có thể cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng”, chuyên gia quản lý quỹ tại Morgan Stanley Global Investment Office – ông Mike Loewengart phân tích.

Quảng cáo

Đáng nói, thông tin trên được công bố ra sau khi nhiều doanh nghiệp lớn công bố các đợt giảm mạnh nhân lực, chính vì vậy không còn nghi ngờ gì nữa, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thị trường, tuy nhiên hiện vẫn còn chưa rõ liệu hoạt động tuyển dụng có chững lại hay không.

Vào ngày thứ Sáu, nhà đầu tư sẽ xem xét đến báo cáo việc làm Mỹ tháng 12/2022 để biết thêm thông tin chi tiết về người lao động và mức lương theo giờ. Các chuyên gia kinh tế tính toán rằng giới chủ Mỹ tuyển dụng mới ước tính khoảng 200.000 người lao động trong tháng 12/2022, như vậy đồng nghĩa với tăng trưởng việc làm chững lại so với tháng liền trước.

Nếu thông tin từ thị trường việc làm tích cực, nó sẽ là tin tốt với Fed rằng thị trường lao động vẫn đang tích cực. Không chỉ vậy, nhà đầu tư không muốn chứng kiến tăng trưởng mức lương lên quá cao, như vậy sẽ đồng nghĩa lạm phát tăng.

Chính phủ Trung Quốc đã nâng hạn mức xuất khẩu của các sản phẩm dầu trong động thái chính sách đầu tiên của năm 2023. Các nhà kinh doanh dầu Trung Quốc cho rằng sự điều chỉnh này có nguyên nhân trực tiếp từ việc giới chức Trung Quốc dự báo về khả năng nhu cầu ở mức thấp khi mà nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này đang đương đầu với tình trạng lây nhiễm COVID-19 ở mức cao.

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc sụt giảm mạnh trong tháng 12/2022 khi mà tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao gây gián đoạn sản xuất và tạo ra sức ép lên nhu cầu sau khi giới chức Bắc Kinh loại bỏ đi các biện pháp kiểm soát virus.

Triển vọng kinh tế toàn cầu hiện đang đón nhận thêm nhiều thông tin bi quan hơn, giám đốc điều hành IMF – bà Kristalina Georgieva vào ngày Chủ Nhật nhận định rằng nền kinh tế của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang chững lại đáng kể, chính vì vậy triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ khó khăn hơn năm 2022.

Đồng USD ghi nhận ngày tăng mạnh nhất trong hơn 2 tuần. Đồng USD mạnh lên có thể làm giảm nhu cầu với dầu khi mà hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc