Chứng khoán Mỹ giảm sâu, Dow Jones sụt 500 điểm sau quyết định của Fed

Yếu tố khác ảnh hưởng kéo thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm còn là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen về việc chưa có chính sách bảo hiểm cụ thể cho người gửi tiền.

Ảnh: Money Control
Ảnh: Money Control

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất, cùng lúc đó thừa nhận những rối loạn trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ có thể gây tổn hại đến kinh tế Mỹ về bản chất vốn đã khá “mong manh”. Cổ phiếu các ngân hàng khu vực dẫn đầu đà giảm của thị trường.

Yếu tố khác ảnh hưởng kéo thị trường giảm điểm còn là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, bà khẳng định Thượng viện Mỹ hiện đang chưa bàn thảo về bảo hiểm với các khoản tiền gửi ngân hàng.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 530,49 điểm tương đương 1,63% xuống còn 32.030,11 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 1,65% và chốt phiên ở mức 3.936,11 điểm; chỉ số Nasdaq giảm 1,6% xuống còn 11.669,96 điểm.

Đã có thời điểm, chỉ số Dow Jones tăng đến 201,29 điểm và rồi sau đó giảm điểm. Cùng lúc, chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng 0,9% và 1,3%.

“Điều kiện tài chính dường như đã thắt chặt. Chúng tôi sẽ xem xét xem mọi chuyện tệ hại đến đâu và tình hình được kiểm soát đến mức độ nào, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô ra sao và rồi sẽ tính toán tất cả những yếu tố đó vào quyết định chính sách”, ông nói thêm.

Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, đúng theo kỳ vọng của thị trường. Trong tuyên bố của mình, ủy ban hoạch định chính sách của Fed khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ các thông tin chuẩn bị được công bố cũng như đánh giá ảnh hưởng của nó đến chính sách tiền tệ. Không chỉ vậy, Fed cũng chính thức loại bỏ cụm từ “tăng không ngừng” khỏi tuyên bố của mình.

Nếu nhìn từ góc độ tích cực, dự báo mới nhất của Fed chỉ nói đến một lần nâng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên trong cuộc họp báo, ông Powell nói rằng cuộc chiến lạm phát còn lâu mới qua đi.

Quảng cáo

“Động thái chính sách mới nhất của Fed đúng với quan điểm của chúng tôi rằng Fed sẽ nâng lãi suất lên ngưỡng 5,125% và hãm lại trong một khoảng thời gian nhất định. Việc ngăn rủi ro lây lan trong ngành ngân hàng đã được đẩy lên thành một mục tiêu quan trọng, Fed nhiều khả năng đương đầu với thách thức tương tự vào tháng 5/2023, và kết quả Fed sẽ buộc phải tiếp tục nâng lãi suất”, chuyên gia kinh tế thuộc Jefferies – ông Thomas Simons nói.

Quyết định nâng lãi suất của Fed được đưa ra trong bối cảnh bất ổn của ngành ngân hàng toàn cầu tăng cao. Vào đầu tháng này, ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ, ngân hàng UBS thâu tóm ngân hàng Credit Suisse. Giới chức Thụy Sỹ đã buộc phải hành động để vực dậy ngành ngân hàng nước này.

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực giảm sâu trong phiên ngày thứ Tư sau quyết định nâng lãi suất của Fed cũng như tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rằng cơ quan này hiện đang không cân nhắc về khả năng tăng bảo hiểm tiền gửi.

Trong khi đó, ông Powell nhấn mạnh rằng dòng chảy tiền gửi của ngân hàng đã bình ổn trong tuần vừa qua sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ và cơ quan quản lý hành động để hỗ trợ cho người gửi tiền.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư đã quyết định nâng lãi suất ¼ điểm phần trăm, Fed thể hiện quan điểm thận trọng về cuộc khủng hoảng ngân hàng trong thời gian gần đây đồng thời phát đi thông điệp đợt nâng lãi suất hiện tại đang dần đến hồi kết.

Với lần nâng lãi suất thứ 9 tính từ tháng 3/2022, Ủy ban Thị trường Mở thuộc Fed (FOMC) nhấn mạnh không chắc chắn về các đợt nâng lãi suất tiếp theo và cho biết quyết định liên quan đến lãi suất sẽ còn tùy thuộc vào dữ liệu công bố sắp tới.

“Ủy ban sẽ theo dõi chặt chẽ những số liệu chuẩn bị công bố và đánh giá đến ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Ủy ban dự báo việc nâng lãi suất có thể phù hợp để đảm bảo giữ vững quan điểm chính sách tiền tệ nhằm hướng lạm phát về ngưỡng 2% qua thời gian”, tuyên bố của FOMC nhấn mạnh.

Tuyên bố mới nhất của FOMC như vậy đã khác biệt hoàn toàn so với các tuyên bố trước đây về việc tiếp tục nâng lãi suất sẽ là phù hợp để giảm lạm phát.

Dù rằng những tuyên bố mà chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra trong cuộc họp báo về chính sách tiền tệ có thể đồng nghĩa ngân hàng trung ương đang dần đi đến giai đoạn cuối của quá trình nâng lãi suất, ông giữ vững quan điểm cuộc chiến chống lại lạm phát chưa kết thúc.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc