Giá dầu, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng khi tâm lý thị trường bình ổn

Những rối ren trên thị trường tài chính toàn cầu đã không khỏi tạo ra nhiều ảnh hưởng tâm lý tiêu cực lên thị trường hàng hóa, đặc biệt thị trường dầu của Mỹ, giá dầu có lúc dưới 65USD/thùng.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (ngày 20/3) sau khi trước đó rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng 15 tháng. Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm trong khoảng thời gian trước chính là những nỗi lo liên quan đến khả năng cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng toàn cầu sẽ có thể tạo ra suy thoái kinh tế quy mô lớn.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 5/2023 tăng 82 cent tương đương 1,1% lên 73,79 USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 4/2023 tăng 90 cent tương đương 1,4% lên 67,64USD/thùng. Hôm qua cũng là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu WTI kỳ hạn tháng 4. Giá dầu WTI giao hợp đồng tương lai tháng 5/2023 tăng 89 cent tương đương 1,3% lên 67,82USD/thùng.

Giá dầu hồi phục cùng với việc tâm lý trên thị trường chứng khoán Mỹ tạm thời cải thiện và tăng điểm. Trước đó trong phiên, giá dầu Brent và WTI giảm ước tính khoảng 3USD/thùng và rớt xuống ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 12/2021, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI có lúc rớt xuống dưới 65USD/thùng. Trong tuần trước, cả hai loại giá dầu mất hơn 1% khi mà cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên tồi tệ hơn.

Đáng nói, việc giá dầu giảm sâu trong phiên đã diễn ra bất chấp việc ngân hàng UBS lớn nhất tại Thụy Sỹ đã đồng ý mua ngân hàng Credit Suisse trong nỗ lực cứu ngân hàng lớn thứ 2 tại nước này.

Sau khi thỏa thuận mới nhất được công bố, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nhiều ngân hàng trung ương cam kết tăng cường thanh khoản cho thị trường và hỗ trợ cho nhiều ngân hàng khác.

Quảng cáo

“Hiện nay, diễn biến giá dầu phụ thuộc quá nhiều vào nỗi sợ. Giá dầu đang chịu tác động rất mạnh không phải bởi các yếu tố căn bản liên quan đến cung cầu mà bởi những nỗi lo về ngành ngân hàng”, chuyên gia phân tích tại tổ chức Price Futures Group – ông Phil Flynn nói.

Chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng điểm trong phiên ngày hôm qua, tâm lý cải thiện trên thị trường chứng khoán hỗ trợ phần nào cho thị trường năng lượng. Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán Mỹ cải thiện bởi những đồn đoán vào khả năng Fed sẽ ngừng nâng lãi suất vào ngày thứ Tư nhằm đảm bảo những rắc rối trong ngành ngân hàng Mỹ sẽ không lan rộng hơn nữa. Tuy nhiên ngay chính bản thân các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế hiện cũng chưa thể thống nhất với nhau về dự báo liệu Fed có nâng lãi suất hay không.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 1,2%; chỉ số S&P 500 tăng 0,89% còn chỉ số Nasdaq tăng 0,39%.

Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp đang kêu gọi Ngân hàng Trung ương Mỹ hãm tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ tuy nhiên cũng cần phải sẵn sàng nối lại làm việc này trong tương lai.

“Biến động trong tuần này sẽ còn rất nhiều, nỗi lo của thị trường tài chính sẽ vẫn thu hút sự quan tâm nhiều nhất”, chuyên gia phân tích tại ngân hàng ING nhấn mạnh trong phân tích của mình, họ nói thêm rằng các quyết định của Fed sẽ tạo ra thêm nhiều bất ổn trên các thị trường.

Trong khi đó, chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 nhiều khả năng sẽ không thay đổi ngưỡng trần giá dầu 60USD/thùng được áp dụng, theo hai quan chức thuộc Liên minh châu Âu (EU) nói với Reuters trong ngày thứ Hai.

Theo thời hạn được chính G7 đặt ra trước đó, lẽ ra G7 đã phải điều chỉnh ngưỡng trần giá dầu với Nga vào thời điểm giữa tháng 3/2023, tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, G7 giờ đây không còn quan tâm đến điều này.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới