Chứng khoán Mỹ bình ổn bất chấp các thông tin liên quan Deustche Bank

Phiên sáng ngày thứ Sáu trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu Deustche Bank bị bán mạnh gây ra sức ép bi quan lên tâm lý toàn thị trường và các chỉ số chứng khoán chính.

Ảnh: AP
Ảnh: AP

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Sáu. Dù rằng phiên ngày thứ Sáu bắt đầu với những nỗi sợ rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ đang lan sang ngân hàng Deustche Bank, tâm lý thị trường tuy nhiên cũng dần bình ổn và chốt tuần tăng điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 132,28 điểm tương đương 0,41% lên 32.237,53 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,56% còn chỉ số Nasdaq tăng 0,3%. Các chỉ số chính như vậy có một tuần tăng điểm, Dow Jones tăng 0,4%; S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1,4% và 1,6%.

Một yếu tố giúp thị trường hồi phục chính là sự tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu các ngân hàng khu vực. Cổ phiếu nhóm ngân hàng này tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu. Chỉ số SPDR S&P Regional Banking ETF tăng 3,01% trong phiên giao dịch. Tính cả tuần, chỉ số tăng được 0,18%.

Phiên sáng ngày thứ Sáu trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu Deustche Bank bị bán mạnh gây ra sức ép bi quan lên tâm lý toàn thị trường và các chỉ số chứng khoán chính. Sau đó, áp lực bán hạ dần khi tâm lý bình ổn hơn. Cổ phiếu Deustche Bank giảm 3,11% trong phiên ngày thứ Sáu, ở thời điểm bi quan nhất, cổ phiếu Deustche Bank mất đến 7% giá trị.

Việc cổ phiếu Deustche Bank bị bán mạnh sau khi có thông tin cho thấy hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng hay còn gọi là CDS của ngân hàng tăng vọt trong thời gian qua. Diễn biến này không khỏi tạo ra nhiều lo lắng về “sức khỏe” của ngành ngân hàng châu Âu. Vào đầu tháng này, cơ quan quản lý ngành ngân hàng Thụy Sỹ đã đề nghị ngân hàng UBS thâu tóm ngân hàng đối thủ Credit Suisse.

Nhận xét về tâm lý trên thị trường chứng khoán Mỹ, chủ tịch quỹ Sanders Morris Harris – ông Georgle Ball, nói: “Tôi nghĩ rằng thị trường nói chung không quá hoảng sợ hoặc lạc quan”.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu - bà Christine Lagarde hiện đang cố gắng làm giảm lo lắng của thị trường, bà Lagarde nói rằng các ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện vẫn vững vàng với tiềm lực vốn và thanh khoản tốt. Bà Lagarde nói rằng ECB sẽ cung cấp thanh khoản nếu cần thiết.

Quảng cáo

Nhà đầu tư hiện vẫn đang tiếp tục đánh giá động thái chính sách của Fed. Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD thêm khoảng 0,25% điểm phần trăm trong tuần này. Tuy nhiên, Fed cũng phát đi thông điệp rằng chiến dịch nâng lãi suất có thể sớm kết thúc. Trong khi đó, chủ tịch Fed nhấn mạnh điều kiện tín dụng đã bị thắt chặt, vì vậy có thể gây sức ép lên nền kinh tế.

Vào ngày thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng các nhà quản lý Mỹ nhiều khả năng sẽ hành động mạnh tay hơn nếu cần thiết để bình ổn các ngân hàng Mỹ. Tuyên bố của bà có thể coi như sự khẳng định cho cam kết đảm bảo niềm tin vào hệ thống ngân hàng Mỹ sau vụ việc ngân hàng Silicon Valley và Singature Bank đóng cửa.

Ông Ball nói rằng ngân hàng Deustche Bank có tiềm lực tài chính tốt, diễn biến trong thời gian qua là do thị trường phản ứng quá mức sau các vụ sụp đổ ngân hàng.

Sau ngành ngân hàng, nhiều chuyên gia đang lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng sẽ lan sang thị trường bất động sản thương mại.

Tác động từ cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ gần đây bắt nguồn từ sự sụp đổ của hai ngân hàng cũng như khả năng sẽ có một ngân hàng thứ ba đóng cửa đang lập tức gây tổn hại đến tín dụng trên thị trường bất động sản thương mại bởi nhiều người vay tiền lo sợ ngân hàng sẽ hạn chế cho vay tiền.

Các chuyên gia ngành bất động sản và chuyên gia phân tích dự báo tình trạng trên sẽ làm chững lại hoạt động xây dựng cũng như làm tăng khả năng suy thoái kinh tế, theo nội dung bài báo mới được New York Times đăng tải.

Cho đến trước khi ngừng hoạt động, ngân hàng First Republic và Signature có danh mục khoản vay lần lượt lớn thứ 9 và thứ 10 tại Mỹ, theo dữ liệu của công ty bất động sản thương mại Trepp.

Nhóm các ngân hàng quy mô trung bình và có phạm vi hoạt động khu vực như Signature và First Republic không chỉ cung cấp phần lớn tín dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại mà còn tham gia trong một thị trường quy mô lớn hơn.

Các ngân hàng thường cung cấp các khoản vay của họ cho bên mua chuyển nó thành sản phẩm tài chính phức tạp rồi bán cho nhà đầu tư, chính vì vậy các ngân hàng huy động được thêm nguồn tiền mới để cung cấp khoản tín dụng mới.

Điều này đồng nghĩa việc tín dụng suy giảm cũng đang làm thay đổi hành vi của nhà đầu tư. Bất động sản thương mại đóng góp 2,3 nghìn tỷ USD vào kinh tế Mỹ trong năm ngoái, theo hiệp hội ngành. Và bởi ngành này chưa hồi phục hoàn toàn từ cú sốc từ đại dịch COVID-19, các chuyên gia phân tích đang lo ngại về khả năng chững lại.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.