Chứng khoán châu Á thận trọng trước sức ép thuế quan

Phiên chiều 24/3, thị trường châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều, trong bối cảnh hạn chót áp thuế ngày 2/4 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-10-lu-c-14-07-32-20240810140835.png
Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN

Bloomberg News đưa tin rằng chính quyền Mỹ đang cân nhắc áp dụng thuế quan một cách có chọn lọc hơn, trong đó một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những nước khác, và các biện pháp này có thể sẽ không nghiêm trọng như lo ngại ban đầu.

Thông tin này được đưa ra sau khi Tổng thống Trump phát biểu với các phóng viên ngày 21/3 rằng sẽ có "sự linh hoạt" trong kế hoạch của ông.

Chốt phiên đầu tuần, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,07% lên 7.936,9 điểm; chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,42% xuống 2.632,07 điểm.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.370,03 điểm; còn chỉ số Hang Seng tăng 0,91% lên 23.905,56 điểm.

Quảng cáo

Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,18%, xuống 37.608,49 điểm. Chứng khoán Tokyo giảm nhẹ do các nhà đầu tư hạn chế mua vào giữa những bất ổn xung quanh kế hoạch thuế quan của ông Trump.

Phiên này, đồng USD chủ yếu giao dịch trong khoảng trên 149 yen/USD tại Tokyo, khi sự “linh hoạt” của ông Trump đối với kế hoạch thuế quan trả đũa đã phần nào làm giảm bớt lo ngại về tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hiện thị trường chờ đợi thông báo chính thức từ chính quyền Mỹ, để đánh giá tác động tiềm tàng của thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Kazuo Kamitani, chiến lược gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities Co., cho rằng đối với chính sách thuế quan của Mỹ, thị trường vẫn chưa biết các khía cạnh quan trọng, chẳng hạn như mặt hàng và quốc gia bị nhắm mục tiêu và thời gian áp dụng.

Ngày 2/4 hiện đang là tâm điểm chú ý, khi ông chuẩn bị công bố một loạt biện pháp đáp trả các chính sách thương mại của các nước khác.

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đều giữ nguyên lãi suất khi đánh giá tác động kinh tế của thuế quan mà Tổng thống Trump áp đặt lên các đối tác thương mại toàn cầu.

Còn tại Việt Nam, chốt phiên 24/3, chỉ số VN-Index tăng 8,44 điểm, hay 0,64%, lên 1.330,32 điểm, và chỉ số HNX-Index tăng 0,18 điểm, hay 0,07%, lên 246 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng