Chủ tịch FED Jerome Powell không quá lo lắng về lạm phát: Tại sao?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đưa ra cái nhìn tích cực về giá cả và nền kinh tế.

Chủ tịch FED Jerome Powell
Chủ tịch FED Jerome Powell

*Bài viết thể hiện quan điểm của Ban Biên tập tờ Wall Street Journal.

Nếu Chủ tịch FED Jerome Powell lo lắng về lạm phát gia tăng, chắc chắn ông đã không thể hiện điều đó trong cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách mới nhất vào ngày 30/4 – 1/5. Mặc dù giá cả đã tăng trong 3 tháng đầu năm nay, ông Powell bày tỏ tự tin rằng lạm phát sẽ sớm tiếp tục giảm về mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

Sau cuộc họp chính sách, Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) duy trì lãi suất chuẩn ở mức 5,25% - 5,5%. Điều này đã được dự đoán trước sau khi dữ liệu lạm phát tháng 3 tăng nóng ở mức 3,5%. Nhưng ông Powell cho biết chính sách tiền tệ hiện tại đủ để hạ nhiệt giá cả. Ông cũng bác bỏ việc tăng lãi suất trong thời gian tới.

Quảng cáo

Vậy tại sao lạm phát quý đầu tiên lại tăng? Phân tích của ông Powell cũng giống với quan điểm của FED. Họ cho rằng phần lớn lạm phát trong thời kỳ đại dịch không do chính sách tiền tệ nới lỏng gây ra. Đó là hậu quả của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng mà chưa được khắc phục hoàn toàn, đặc biệt là đối với hàng hoá. Điều này giúp FED giải thích lý do tại sao đà giảm giá hàng hoá gần như dừng lại sau khi là yếu tố chính giúp giảm nhiệt lạm phát trong năm ngoái. Chủ tịch FED cũng chỉ ra độ trễ về thống kê trong việc tính giá nhà ở, vì giá thuê hiện đang tăng chậm hơn.

Nhưng quan điểm của ông rằng chính sách tiền tệ có tính thắt chặt dường như mâu thuẫn với hàng loạt số liệu thống kê đầy lạc quan về nền kinh tế. Ông thậm chí còn không tính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 giảm tốc còn 1,6% và ông cho biết thị trường lao động vẫn mạnh mẽ.

Khi được hỏi về “lạm phát đình trệ”, vốn được đề cập từ báo cáo quý đầu tiên, ông Powell nói: “Tôi không thấy đình trệ hay lạm phát”. Nhiều người đồng tình rằng tăng trưởng có thể cùng tồn tại với lạm phát giảm. Nhưng giá cả không còn giảm và giá tài sản thì cao, thậm chí nhiều trường hợp còn tăng.

Tuy nhiên, thị trường vẫn hài lòng với những thông báo từ ông Powell rằng FED sẽ giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán. Bắt đầu từ tháng 6, FED sẽ giảm mức trần trái phiếu chính phủ đến hạn mà không tái đầu tư hàng tháng từ mức 60 tỷ USD xuống còn 25 tỷ USD. Các nhà đầu tư coi tốc độ “thắt chặt định lượng” chậm hơn này là một hình thức nới lỏng tiền tệ. FED cũng duy trì tốc độ giảm chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS) ở mức tối đa 35 tỷ USD mỗi tháng, mặc dù hiếm khi đạt được mức trần này.

Quan điểm ôn hoà của Chủ tịch Powell đối với giá cả sẽ được Nhà Trắng và Kho bạc hoan nghênh. Lợi suất trái phiếu giảm trước tin tức từ FED. Tổng thống Biden cần lãi suất thấp hơn để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cần lãi suất thấp để tài trợ cho khoản nợ liên bang khổng lồ.

Theo WSJ.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”