Chủ tịch FED Jerome Powell cảnh báo: Một số ngân hàng sẽ phải đóng cửa, nhưng vấn đề này 'có thể kiểm soát'

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell dự đoán nhiều ngân hàng nhỏ có thể phải đóng cửa hoặc sáp nhập, do liên quan đến sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản thương mại. Nhưng cuối cùng, ông cho rằng đây là vấn đề “có thể kiểm soát được”.

Chủ tịch FED Jerome Powell cảnh báo: Một số ngân hàng sẽ phải đóng cửa, nhưng vấn đề này 'có thể kiểm soát'

Vị quan chức ngân hàng trung ương đã đưa ra quan điểm này trong cuộc phỏng vấn chương trình “60 Minutes” phát sóng ngày 4/2. Đây là những bình luận đầu tiên của ông Powell về ngành ngân hàng, sau khi cổ phiếu của nhiều ngân hàng khu vực đang trải qua một giai đoạn bất ổn mới.

Đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính 16 năm trước đã “đánh sập” một số tổ chức lớn nhất ở Phố Wall cũng như hàng trăm ngân hàng trên khắp nước Mỹ, chủ tịch FED Powell nói: “Tôi nghĩ nguy cơ năm 2008 lặp lại là không nhiều”.

“Tôi nghĩ đó thực sự là một vấn đề có thể giải quyết được,” ông nói thêm.

Những lo ngại mới xuất hiện sau khi ngân hàng cho vay bất động sản thương mại trị giá 116 tỷ USD New York Community Bancorp (NYCB) gây sốc Phố Wall. Ngân hàng này cắt giảm cổ tức, bất ngờ báo cáo khoản lỗ quý lớn và phải dự trữ hàng triệu USD để đề phòng rủi ro tín dụng.

Cổ phiếu của NYCB đã giảm 38% vào ngày 31/1 và giảm thêm 11% vào ngày 1/2, kéo cả lĩnh vực ngân hàng giảm theo. Các cổ phiếu phục hồi trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng lại tiếp tục giảm vào đầu tuần sau đó khi cổ phiếu NYCB giảm hơn 10%.

image-8329.png

Giá cổ phiếu của NYCB

Chủ tịch FED Powell thừa nhận một số ngân hàng nhỏ hơn sẽ "phải đóng cửa" hoặc sáp nhập do liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Giá trị của nhiều tài sản sụt giảm vì chính sách tăng lãi suất của FED, đồng thời đại dịch khiến nhiều toà nhà thương mại ở trung tâm thành phố trống rỗng.

Tuy nhiên, “chúng tôi đã xem xét bảng cân đối kế toán của các ngân hàng lớn hơn và dường như đây là một vấn đề có thể giải quyết được”, ông Powell nói.

Quảng cáo

“Có một số ngân hàng khu vực và ngân hàng nhỏ đã tập trung đầu tư vào những lĩnh vực đang gặp khó khăn này. Đây là điều mà chúng tôi đã biết từ lâu và chúng tôi đang làm việc với họ để đảm bảo họ có đủ nguồn lực và kế hoạch để vượt qua những tổn thất dự kiến", chủ tịch FED nói.

Các ngân hàng khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương, vì họ nắm giữ nhiều bất động sản thương mại hơn các ngân hàng lớn. Đối với những ngân hàng có tài sản trên 100 tỷ USD, việc cho vay bất động sản thương mại chỉ chiếm 13% tổng tín dụng. Đối với các ngân hàng nhỏ hơn, tỷ lệ này lên tới 44%.

Các khoản cho vay đối với văn phòng và chung cư là điểm yếu nhất. Còn lại không phải phân khúc bất động sản thương mại nào cũng đối diện với những vấn đề giống nhau.

Trong khi đó, nhu cầu vay bất động sản thương mại từ các ngân hàng Mỹ đã suy yếu trong quý 4 năm 2023. Lý do là vì các quan chức ngân hàng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với tất cả các khoản vay ngoại trừ bất động sản nhà ở.

image1-1268.png

Ảnh: RT

David Chiaverini, nhà phân tích ngân hàng tầm trung và khu vực của Wedbush Securities, nói với Yahoo Finance rằng "cơn bão hoàn hảo" có thể gây ra vấn đề cho toàn ngành ngân hàng. Đó là nếu lạm phát tăng trở lại, FED buộc phải duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Khi đó, các đơn vị đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc cầm cự.

Ông nói thêm, nếu những điều đó không xảy ra, bất ổn của các ngân hàng liên quan đến bất động sản thương mại sẽ “có thể kiểm soát được”.

Chủ tịch FED cũng lặp lại cụm từ này 3 lần trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes”.

“Vấn đề này có thể quản lý được”, ông Powell nói.

Theo Yahoo Finance

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết