FED công bố khoản lỗ hoạt động hằng năm lớn nhất từ trước đến nay

Thâm hụt 114,3 tỷ USD của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED), Ngân hàng trung ương của Mỹ trong năm 2023 là do thực hiện nỗ lực kích thích nền kinh tế và sau đó là để dập tắt lạm phát.

Thứ Sáu tuần này (ngày 12/1), FED đã công bố khoản lỗ hoạt động lớn nhất từ trước đến nay, nguyên nhân là do tác động của lãi suất cao hơn khiến chi phí lãi vay tăng vọt.

FED bắt đầu cấp tập tăng lãi suất cho vay chuẩn vào tháng 3/2022 khi tìm cách ngăn chặn sự gia tăng của giá cả, và do vậy đẩy lạm phát vượt xa mục tiêu dài hạn là 2%.

Các nhà hoạch định chính sách đã nhanh chóng nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm và giữ lãi suất ổn định kể từ đó, dẫn đến chi phí lãi suất mà ngân hàng trung ương phải trả cho các ngân hàng giữ tiền của mình tại FED tăng mạnh.

Kết quả là, chi phí của FED đã vượt quá thu nhập ước tính là 114,3 tỷ USD, Ngân hàng công bố.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính sơ bộ mới công bố, thu nhập lãi kiếm được từ danh mục tài sản của FED đạt tổng cộng 163,8 tỷ USD vào năm ngoái, so với 170 tỷ USD của năm 2022. Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng gần gấp ba, lên 281,1 tỷ USD trong năm 2023 từ mức 102,4 tỷ USD của năm trước đó, do FED tăng lãi suất để chống lạm phát.

Quảng cáo

Tuy nhiên, mặc dù FED đã gánh chịu khoản lỗ hoạt động tồi tệ nhất từ trước đến nay trong năm 2023, nhưng FED không cần phải yêu cầu Quốc hội - hoặc Bộ Tài chính - cấp thêm tiền để trang trải chi phí hoạt động.

Thông thường, 12 ngân hàng khu vực của FED chuyển thu nhập từ việc nắm giữ chứng khoán sang Bộ Tài chính, sau khi trừ các chi phí như lãi suất phải trả cho các ngân hàng.

Nhưng khi FED lỗ nhiều hơn số tiền kiếm được, như trường hợp đã xảy ra kể từ tháng 9/2022 này, FED chỉ đơn giản ghi những khoản lỗ này là "tài sản trả chậm" và nói chung là ngừng trả tiền cho Kho bạc.

Khi bắt đầu kiếm được nhiều hơn số tiền chi tiêu, điều có thể xảy ra khi lãi suất giảm, FED sẽ chỉ bắt đầu trả lợi nhuận cho Kho bạc khi lợi nhuận vượt quá số tài sản trả chậm này.

Trước đây, FED nhận thu nhập từ chứng khoán trong danh mục đầu tư của mình và trả lãi cho các khoản dự trữ của các ngân hàng gửi tại FED. Điều đó tạo ra khoản thu nhập khổng lồ khi lãi suất gần bằng 0, nhưng điều đó đã thay đổi khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022.

FED cho biết, việc phát hành tài sản trả chậm này không có tác động gì đến việc thực hiện chính sách tiền tệ. Tài sản chậm trả này đã tăng thêm 116,4 tỷ USD trong năm ngoái, lên tổng cộng 133 tỷ USD.

Nguồn: Tổng hợp

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.

Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật

Doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường sang châu Âu để "né" thuế quan Mỹ

Nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng đang chuyển hướng sang châu Âu và các thị trường khác, thay vì tập trung vào Mỹ để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Mới đây, Thống đốc PBOC cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ hạ lãi suất và đưa ra một loạt biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Chứng khoán toàn cầu đi ngang giữa lúc lo ngại về thuế quan Mỹ quay trở lại

Chứng khoán châu Á gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 6/5, giữa lúc lo ngại của nhà đầu tư về các biện pháp thuế quan của Mỹ và tác động đến tăng trưởng kinh tế lại trỗi dậy.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 30/4

Chỉ số S&P 500 dứt chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm

Chỉ số S&P 500 đã khép lại chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm khi các nhà đầu tư đánh giá tuyên bố thuế quan mới nhất của Tổng thống Trump trước khi Fed đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.

Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp Chứng khoán châu Á khởi sắc khi căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt