Chu kỳ thắt chặt tiền tệ của thế giới đang đến hồi kết

Các ngân hàng trung ương lớn đang dự kiến chấm dứt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ khi áp lực giá cả cuối cùng cũng có dấu hiệu giảm bớt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chu kỳ thắt chặt tiền tệ của thế giới đang đến hồi kết

Lạm phát vẫn ở mức cao trên toàn cầu, nhưng ở một số nền kinh tế lớn, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến.

Các quyết định sắp tới của các ngân hàng sẽ như con dao 2 lưỡi. Việc tạm dừng chu kỳ thắt chặt quá sớm có thể khiến các điều kiện tài chính nới lỏng quá nhanh, khiến áp lực lạm phát gia tăng trở lại. Nhưng dừng lại quá muộn có thể gây ra khủng hoảng tín dụng và suy thoái.

Cho đến nay, 9 nền kinh tế phát triển đã tăng lãi suất tổng cộng 3.840 điểm cơ bản trong chu kỳ này. Nhật Bản là nền kinh tế lớn duy nhất vẫn giữ chính sách ôn hòa.

Dưới đây là bức tranh tổng thể về chiến dịch thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, được xếp thứ tự theo mức độ tăng lãi suất mà họ đã thực hiện từ đầu chu kỳ cho đến nay.

Lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

Lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

1) Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 26 tháng 7 lên mức 5,25% -5,50%, đây là lần tăng lãi suất thứ 11 trong 12 cuộc họp gần đây nhất.

Chủ tịch Fed Jerome Powell để ngỏ khả năng tăng lãi suất nhiều hơn nữa, nhưng thị trường không mấy tin tưởng vào điều đó, với việc định giá thị trường tiền tệ cho thấy các nhà giao dịch nghĩ rằng đây là đợt tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳ này.

Lãi suất của Mỹ.

Lãi suất của Mỹ.

2) New Zealand

Sau khi tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 14 năm, là 5,5% vào tháng Năm, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã giữ lãi suất ở mức đó trong kỳ họp tháng Bảy.

Điều này có thể đánh dấu việc quốc gia này kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ kéo dài 20 tháng, với việc các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến kỳ vọng ngân hàng trung ương New Zealand sẽ giữ nguyên lãi suất từ nay đến cuối năm 2023.

Lãi suất của New Zealand

Lãi suất của New Zealand

3) Vương quốc Anh

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ họp vào ngày 3 tháng 8. Kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất lớn đã giảm bớt sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tháng 6 giảm hơn dự kiến. Lần tăng lãi suất gần đây nhất của BoE là vào tháng 6, lên 5%, mức cao nhất kể từ năm 2008, đã đẩy lãi suất thế chấp của Vương quốc Anh lên mức cao nhất trong 15 năm.

Tuy nhiên, lạm phát ở Anh có thể đã đạt đến đỉnh điểm có nghĩa là thị trường đã rút lại các đặt cược trước đó về đỉnh lãi suất của Anh sẽ ở mức 6%.

Lãi suất của Vương quốc Anh.

Lãi suất của Vương quốc Anh.

4) Canada

Lần cuối cùng Ngân hàng Canada tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm là 5% vào ngày 12 tháng 7. Biên bản cuộc họp đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận về việc trì hoãn động thái này, nhưng quyết định rằng họ không thể mạo hiểm để lạm phát tăng trở lại.

Tỷ lệ lạm phát của Canada đã giảm xuống 2,8% trong tháng Sáu. BoC không kỳ vọng nó sẽ giảm xuống mục tiêu 2% cho đến giữa năm 2025.

Lãi suất của Canada.

Lãi suất của Canada.

5) Khu vực đồng euro

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm thứ Năm (27/7) đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 25 điểm cơ bản lên 3,75%, mức cao nhất kể từ năm 2000.

Tuy nhiên, trong tuyên bố chính sách sau cuộ họp, họ đã không đưa ra những gợi ý rõ ràng về việc tăng lãi suất thêm nữa như những kỳ họp trước, cho thấy việc không chắc ECB sẽ nầng lãi suất một lần nữa trong kỳ họp tháng 9 tới.

Lãi suất của ECB.

Lãi suất của ECB.

6) Úc

Ngân hàng trung ương Úc đã giữ lãi suất cơ bản ở mức cao nhất trong 11 năm là 4,1% vào tháng 7 và lạm phát quý 2 chậm lại đã giúp giảm bớt áp lực tăng lãi suất.

Thị trường dự đoán chỉ có 25% khả năng lãi suất của Úc sẽ tăng thêm nữa vào tháng 8 tới – kỳ họp cuối cùng của Thống đốc Philip Lowe ở vị trí lãnh đạo trước khi cấp phó của ông là Michele Bullock tiếp quản vào tháng 9.

Lãi suất của Úc.

Lãi suất của Úc.

7) Na Uy

Lạm phát cơ bản của Na Uy đạt kỷ lục 7% trong tháng 6, nghĩa là chu kỳ thắt chặt vẫn chưa kết thúc.

Ngân hàng trung ương Na Uy trong kỳ họp tháng 6 đã tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến, là 50 điểm cơ bản, lên mức cao nhất trong 15 năm, là 3,75%, và dự kiến sẽ tăng thêm nữa trong kỳ họp tháng 8.

Lãi suất của Na Uy

Lãi suất của Na Uy

8) Thụy Điển

Ngân hàng Riksbank của Thụy Điển dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất, ngay cả khi giá nhà giảm 20% kể từ tháng 3 năm 2022.

Lạm phát hạ nhiệt xuống 6,4% trong tháng 6 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Các thị trường đặt 80% khả năng Riksbank tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4% vào tháng 9 sau một động thái tương tự vào tháng 6.

Lãi suất của Thụy Điển.

Lãi suất của Thụy Điển.

9) Thụy Sĩ

Các nhà đầu tư thấy có 50% khả năng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 9 sau khi lạm phát hạ nhiệt xuống 1,7% vào tháng 6.

SNB đã điều chỉnh lãi suất lên tới 1,75%, từ -0,75% vào tháng 6 năm ngoái.

Lãi suất của Thụy Sĩ.

Lãi suất của Thụy Sĩ.

10) Nhật Bản

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), ngân hàng trung ương lớn ôn hòa nhất thế giới, giữ mục tiêu lãi suất ở mức -0,1%, nhưng đã làm rung chuyển thị trường sau khi điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất linh hoạt hơn.

BOJ đã giữ nguyên trần lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 0,5% nhưng nói rằng đó sẽ là một tham chiếu chứ không phải là một "giới hạn cứng nhắc" và báo hiệu rằng họ sẽ chấp nhận mức tăng lên tới 1%.

Lãi suất của Nhật Bản.

Lãi suất của Nhật Bản.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE