Chịu cảnh lạm phát gần chạm ngưỡng 70%, một quốc gia "liên lục địa" vừa tăng lãi suất lên tới 50%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của nước này đã tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, làm dấy lên lo ngại rằng NHTW buộc phải quay lại chính sách thắt chặt.

Chịu cảnh lạm phát gần chạm ngưỡng 70%, một quốc gia "liên lục địa" vừa tăng lãi suất lên tới 50%

Thứ 5, ngày 21/3/2024, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) đã tăng lãi suất cơ bản từ 45% lên 50%, với lý do nước này cần phải tiếp tục chống lại tình hình lạm phát tăng mạnh. Điều này khiến đa số các nhà kinh tế ngạc nhiên - những người vốn đã dự đoán NHTW nước này sẽ trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử địa phương vào ngày 31 tháng 3.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, làm dấy lên lo ngại rằng ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ - vốn đã phát tín hiệu chu kỳ tăng lãi suất kéo dài 8 tháng đã kết thúc - có thể phải quay lại thắt chặt.

Các quan chức cũng đã nói rõ rằng họ sẽ không né tránh việc tăng lãi suất thêm nữa, nếu những điều này là cần thiết để giữ mục tiêu lạm phát đi đúng hướng.

Quảng cáo

Đồng lira được giao dịch ở mức 32,13 đổi một USD ngay sau thông báo này. Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm 40% giá trị so với đồng đô la trong năm qua và mất 82,6% giá trị so với đồng bạc xanh trong 5 năm qua.

Stuart Cole, nhà kinh tế trưởng tại Equiti Capital nhận định: “Lạm phát gần 70% và đồng lira giảm giá có lẽ đã buộc ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện động thái này, mặc dù chỉ vài tháng trước họ cho biết chu kỳ thắt chặt có lẽ đã kết thúc".

Piotr Matys, nhà phân tích ngoại hối cấp cao của InTouch Capital Markets cũng cho rằng quyết định ngày hôm nay của CBRT là một tín hiệu rất mạnh mẽ cho thấy Thống đốc Karahan quyết tâm kiểm soát tình hình lạm phát cao đáng kinh ngạc và không ngại hành động nhanh chóng ngay khi có bằng chứng cho thấy lạm phát đi chệch hướng.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á-Âu. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc.

Tham khảo CNBC, Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết