Chí phí vận chuyển dầu khí bằng đường biển ngày càng cao

Năng lực suy yếu của đội tàu chở dầu trên thế giới khiến chi phí vận tải biển tăng cao, trong khi nhu cầu của châu Âu đang gây áp lực mạnh lên lĩnh vực vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Báo La Tribune mới đây dẫn báo cáo thường niên về giao thông hàng hải của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), cho biết năng lực suy yếu của đội tàu chở dầu trên thế giới khiến chi phí vận tải biển tăng cao, trong khi nhu cầu của châu Âu đang gây áp lực mạnh lên lĩnh vực vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Vận tải là một chỉ số cho thấy sức khỏe của hoạt động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên mới công bố, UNCTAD đã lưu ý rằng trong năm 2022, lĩnh vực này có một “môi trường phức tạp”.

Có hai sự kiện đã gây ra rất nhiều xáo trộn: Thứ nhất, hoạt động kinh tế của Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, bị chậm lại do chính sách “Không COVID” nghiêm ngặt và kéo dài khiến nhiều nhà máy bị đóng cửa và hoạt động sản xuất, logistics và chuỗi cung ứng bị gián đoạn .

Thứ hai, cuộc xung đột tại Ukraine dẫn đến việc đóng cửa một phần các cảng ở Biển Đen.

Ngoài ra, còn phải kể đến các cuộc đình công ở nhiều cảng quốc tế, đặc biệt là ở Nam Phi, Đức, Hàn Quốc và Anh. Hoạt động hàng hải cũng bị gián đoạn bởi “các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt” như lũ lụt, bão tố và sóng nhiệt ở Australia, Brazil, Pakistan, Đông Phi, châu Âu và Mỹ.

Báo cáo của UNCTAD cho biết “trong quý 4/2022, các chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, vì bóng ma suy thoái và đình đốn”.

Tuy nhiên, giá vận tải biển đối với dầu và khí đốt dự kiến sẽ tăng. Sau khi chạm mốc thấp lịch sử vào năm 2021 (với mức giá trung bình 6.416 USD mỗi ngày so với đỉnh điểm gần 70.000 USD mỗi ngày được ghi nhận trong năm 2020, nhân với số ngày vận chuyển), chi phí chuyên chở "vàng đen" bắt đầu tăng từ tháng Tám và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 “do nhu cầu và khối lượng giao dịch dầu tăng cũng như việc tổ chức lại các dòng chảy của loại năng lượng này do hệ lụy của cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Trên thực tế, Nga là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề mà phương Tây áp đặt đối với nước này đã làm thay đổi trật tự.

Quảng cáo

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (trừ một số trường hợp ngoại lệ như Hungary) đã chấm dứt nhập khẩu dầu thô từ Nga kể từ ngày 5/12 và sẽ chấm dứt nhập khẩu các sản phẩm tinh chế từ dầu từ ngày 5/2/2023, trong khi các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã quyết định áp đặt giá trần đối với loại hàng hóa đặc biệt này.

Cho đến nay, một phần dầu thô của Nga đã được chuyển đến Trung Quốc và Ấn Độ. Sự dịch chuyển này được dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, do vậy sẽ phải huy động thêm năng lực vận tải biển do khoảng cách địa lý lớn hơn. Kết quả sẽ “làm tăng giá dầu, lạm phát và chi phí sinh hoạt, đồng thời còn làm gia tăng bất ổn kinh tế và tâm lý chán nản của các nhà đầu tư".

Giá vận tải biển còn tăng do nhiều tàu chở dầu không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và phải ngừng hoạt động. Từ đầu năm 2023, chỉ số hiệu suất năng lượng đối với các tàu hiện có (EEXI) và chỉ số cường độ carbon (CII) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ được áp dụng.

Mục tiêu đặt ra là giảm 40% cường độ phát thải carbon của tất cả các tàu vào năm 2030 so với năm 2008. Trong khi đó, đội tàu chở dầu trên thế giới đang ngày càng già đi. Tuổi trung bình của tàu chở dầu đã tăng từ 16,4 năm vào năm 2011 lên 19,7 năm vào năm 2022 (so với 13,7 năm của tàu chở container).

Điều này sẽ làm trầm trọng thêm xu hướng giảm dung lượng vận chuyển trong bối cảnh đầu tư cho lĩnh vực đóng tàu chở dầu đang có dấu hiệu suy giảm. Năm 2021, dung lượng vận chuyển dầu được giao giảm 12%, trong khi dung lượng theo đơn đặt hàng giảm 13,5% và đây là mức thấp lịch sử.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của khí LNG. Năm 2021, dung lượng vận chuyển LNG được giao đã tăng 54% và dung lượng theo đơn đặt hàng tăng 26%. Nhu cầu LNG đang thực sự bùng nổ, đặc biệt là ở châu Âu. Theo báo cáo của UNCTAD, “tàu có trọng tải tăng nhanh nhất chính là các loại chở LNG, tiếp theo mới là các tàu container và tàu chở hàng rời”.

Năm 2021, xuất khẩu LNG tăng 5,6% so với mức 0,4% của năm 2020, đặc biệt do nhu cầu của châu Á mà đứng đầu là Trung Quốc. Các số liệu đã có sự thay đổi mạnh vào năm 2022, đặc biệt là do các nước châu Âu có nhu cầu bù đắp cho sự thiếu hụt khí đốt nhập khẩu từ Nga, vốn chủ yếu được giao trước tháng 2/2021 bằng các tuyến đường ống.

Trong báo cáo triển vọng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ tăng hơn 60 tỷ m3 trong năm 2022, cao gấp đôi khả năng xuất khẩu LNG của thế giới.

Điều này sẽ gây áp lực mạnh lên các giao dịch thương mại LNG trong ngắn hạn và trung hạn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất