Phép thử mới với giới hạn giá dầu của Nga

Giá thị trường một thùng dầu thô Urals của Nga hiện dao động quanh mức 65 USD/thùng, cho thấy giới hạn giá dầu có thể chỉ có tác động hạn chế trong ngắn hạn.

Áp giá trần đối với dầu của Nga được EU, G7 và Australia đồng ý sẽ có hiệu lực vào hôm nay 5/12. Nó nhằm mục đích hạn chế doanh thu của Nga trong khi đảm bảo Moskva tiếp tục cung cấp cho thị trường toàn cầu.

Giới hạn và cấm vận

Mức giới hạn này sẽ có hiệu lực cùng với lệnh cấm vận của EU đối với việc vận chuyển dầu thô của Nga bằng đường biển, diễn ra vài tháng sau lệnh cấm vận do Mỹ và Canada áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và nếu không bị giới hạn, sản phẩm này của Moskva sẽ dễ dàng tìm được người mua mới với giá thị trường.

Biện pháp áp giá trần có nghĩa là chỉ dầu được bán với giá bằng hoặc thấp hơn 60 USD/thùng mới có thể tiếp tục được giao.

Các công ty có trụ sở tại EU, các nước G7 và Australia sẽ bị cấm cung cấp các dịch vụ cho phép vận tải hàng hải, chẳng hạn như bảo hiểm, với giá dầu cao hơn mức giá đó.

Các quốc gia G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho 90% hàng hóa trên thế giới và EU là một bên tham gia chính trong vận tải đường biển.

Có một giai đoạn chuyển tiếp và mức trần sẽ không áp dụng đối với hàng hóa được chất lên tàu trước ngày 5/12 và mức trần tiếp theo đối với các sản phẩm dầu sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2/2023.

Tác động thị trường

Phương Tây đã áp dụng mức trần 60 USD, cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất dầu hiện tại ở Nga, vì vậy Moskva sẽ có động lực để tiếp tục bơm dầu thô. Nga sẽ tiếp tục có doanh thu, ngay cả khi sản lượng bị suy giảm.

“Nga phải duy trì lợi ích trong việc bán dầu của mình, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ giảm nguồn cung toàn cầu và khiến giá tăng cao", một quan chức châu Âu cho biết, người không tin vào lời cảnh báo của Điện Kremlin về việc ngừng giao hàng cho các quốc gia tuân thủ giới hạn.

Quảng cáo

Quan chức này cho biết Nga sẽ vẫn lo ngại về việc duy trì tình trạng cơ sở hạ tầng vốn sẽ bị hư hại nếu sản xuất bị đình trệ và giữ niềm tin của khách hàng, trong đó có cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bán dầu và các sản phẩm từ dầu cho các quốc gia hợp tác với chúng tôi theo các điều kiện thị trường, ngay cả khi chúng tôi phải giảm phần nào sản lượng. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu các cơ chế để cấm sử dụng công cụ giới hạn giá ở mọi cấp độ”, cảnh báo rằng mức giá trần chỉ có thể gây ra “sự bất ổn hơn nữa của thị trường”.

Các chuyên gia trong ngành thì lo lắng về một sự tăng giá tiếp theo thời gian tới, đồng thời theo dõi sát sao phản ứng của các nước sản xuất dầu lớn của OPEC+.

Nhưng Brussels khẳng định mức trần trên sẽ giúp ổn định thị trường và “trực tiếp mang lại lợi ích cho các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển”, những nước sẽ có thể mua dầu thô của Nga với chi phí thấp hơn.

Giá thị trường của một thùng dầu thô Urals của Nga hiện dao động quanh mức 65 USD/thùng, cho thấy biện pháp này có thể chỉ có tác động hạn chế trong ngắn hạn.

Mức giới hạn sẽ được đánh giá lại từ giữa tháng 1/2023 và sau đó hai tháng một lần, với tùy chọn điều chỉnh theo thay đổi giá. Nguyên tắc là mức trần thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường trung bình. Mọi sửa đổi cần có sự nhất trí của G7, Australia và EU.

Phạm vi áp dụng

Tất cả các quốc gia được mời chính thức tham gia các biện pháp áp giá trần. Các quốc gia không áp dụng chúng có thể tiếp tục mua dầu của Nga trên mức giá trần, nhưng không cần sử dụng các dịch vụ của phương Tây để mua, bảo hiểm hoặc vận chuyển dầu.

Một quan chức châu Âu cho biết: “Chúng tôi có những tín hiệu rõ ràng rằng một số nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, sẽ tuân thủ các nguyên tắc của mức trần”, đồng thời lưu ý thêm rằng Nga đã “chịu áp lực” từ các khách hàng của mình để giảm giá.

Vị quan chức này cho biết sẽ rất phức tạp để tìm ra các giải pháp thay thế cho các dịch vụ do các công ty châu Âu cung cấp, vốn thống trị lĩnh vực vận tải và bảo hiểm tàu chở dầu.

Mỗi quốc gia EU và G7 sẽ phải giám sát các công ty có trụ sở tại lãnh thổ của mình. Nếu một con tàu treo cờ của nước thứ ba được xác định là chở dầu của Nga với giá cao hơn giá trần, các nhà khai thác phương Tây sẽ bị cấm bảo hiểm và tài trợ cho con tàu đó trong 90 ngày.

Mặc dù Nga có thể sẽ thành lập đội tàu chở dầu của riêng mình, tự vận hành và bảo hiểm cho chúng, nhưng Brussels tin rằng “việc xây dựng một hệ sinh thái hàng hải ngay lập tức sẽ rất phức tạp” và các biện pháp tạm thời như vậy có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro