Châu Âu “mắc kẹt” giữa 2 siêu cường: Áp lực từ Mỹ nhưng lợi ích lại từ Trung Quốc

Mỹ đã tăng cường những luận điệu nặng nề nhằm vào Trung Quốc và muốn châu Âu làm theo những rõ ràng, khối này đã có một lựa chọn khác.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tập trung vào Trung Quốc, biến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận quốc tế. Sau một thời gian lu mờ vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, chủ đề Trung Quốc lại được nước Mỹ hâm nóng trở lại. Chẳng hạn như Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hôm 30/11 cho rằng Bắc Kinh đang ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với các công ty Mỹ.

Thông điệp của phía Mỹ được chia sẻ và thừa nhận ở châu Âu. Các báo cáo cho rằng giới chức Mỹ đã nói với các đối tác châu Âu về việc xem xét sử dụng các biện pháp hạn chế để kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra bình luận. Washington hồi tháng 10 đã áp đặt các hạn chế đối với Trung Quốc trong việc tiếp cận một số công nghệ do Mỹ phát triển.

Thực tế, châu Âu đang có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với Trung Quốc. “EU đang nỗ lực thực hiện chiến lược của riêng họ với Bắc Kinh và nó khác biệt với Mỹ. Chiến lược này được thiết kế để giảm thiểu rủi ro cho mối quan hệ với Trung Quốc thay vì lựa chọn không gắn kết”, Anna Rosenberg, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại Amundi Asset Management, cho biết.

Việc tách biệt hoàn toàn với Trung Quốc rõ ràng không phải lợi ích của châu Âu. Dữ liệu thống kê cho thấy Trung Quốc mua hàng từ châu Âu nhiều thứ 3 thế giới. Trong khi đó, đây lại là thị trường quan trọng nhất với các sản phẩm nhập khẩu của EU trong năm 2021. Tầm quan trọng của Trung Quốc, với tư cách là một thị trường lớn, ngày càng khiến châu Âu phải đứng trước những lựa chọn khó khăn.

Quảng cáo

“Trong khi Mỹ cố gắng lôi kéo EU về phía mình và tránh xa Trung Quốc, EU lại rất muốn duy trì quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Mong muốn này lại càng thiết tha hơn nữa trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế châu Âu, ngay cả trong những năm tới”, Rosenberg nói.

Hosuk Lee-Makiyama, giám đốc tại Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế châu Âu, cũng nói với CNBC rằng: “Có rất nhiều nhu cầu bị gián đoạn ở Trung Quốc do chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của nước này và châu Âu không có nhiều thị trường để thay thế”.

Ông Lee-Makiyama cho biết Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vừa có chuyến công du Trung Quốc để sẵn sàng giành lấy lợi thế khi Bắc Kinh nới lỏng hơn các biện pháp phòng dịch. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tới Trung Quốc hồi đầu tháng 11.

“Chúng tôi thấy mối quan hệ EU-Trung Quốc thực sự được cải thiện trong thời gian ngắn và chuyến công du của ông Michel, chỉ vài tuần sau khi ông Scholz thăm Trung Quốc, đã chứng minh điều này”, Rosenberg nói.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa EU và Mỹ lại đang trở nên xấu đi, theo Lee-Makiyama. Các quan chức châu Âu đang phàn nàn về các khoản trợ cấp mà Chính phủ Mỹ dành cho ô tô điện ở nước này. EU nói rằng đây là sự thách thức các quy tắc thương mại quốc tế và là mối đe dọa với các công ty châu Âu.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc