Giới trẻ Trung Quốc tìm sự ổn định trong công việc nhà nước

Là một sinh viên khoa vật lý tại trường Đại học Bắc Kinh danh giá, Lynn Lau từng mong đợi sẽ được các công ty lớn trong lĩnh vực tư nhân Trung Quốc chiêu mộ trong mùa Hè này, khi anh tốt nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong nhiều thập kỷ, nhiều nhà tuyển dụng đã tỏ vẻ e dè thuê thêm người mới.

Chính vì vậy, mong ước một công việc nhà nước ổn định lại càng nung nấu trong suy nghĩ của bố mẹ Lau.

“Năm ngoái, tôi cảm thấy các anh chị khóa trên vào thời điểm này trong năm đã nhận được lời mời vào làm từ các công ty lớn. Nhưng những công ty đó trong năm nay đều trong chế độ chờ và đợi”, Lau chia sẻ.

Lau là một trong số hơn 2,6 triệu người đăng ký cho kỳ thi công chức trên toàn quốc vào năm nay để giành lấy một suất trong 37.000 vị trí trong chính quyền trung ương và hàng chục nghìn đầu việc khác tại chính quyền các địa phương.

Những công việc trong khối nhà nước đã nhận được sự quan tâm đáng kể ngay cả khi chính quyền tại một số địa phương do kẹt tiền đã thông báo cắt giảm lương. Theo hãng thông tấn Tân Hoa, một số vị trí còn có tỷ lệ 1 chọi 6.000 người.

Trong khi đó, các công ty tư nhân trong lĩnh vực công nghệ, tài chính hoặc dạy học đang sa thải hàng chục nghìn nhân viên. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong năm nay đạt mức kỷ lục 20%.

11,6 triệu sinh viên dự kiến tốt nghiệp vào năm tới. Tìm việc làm cho họ sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền Bắc Kinh.

Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết mong muốn làm công chức đã tăng lên. “Lý do rất hiển nhiên: tâm lý tiêu cực, nỗi sợ hãi về tương lai”, bà giải thích.

Quảng cáo

Những người làm việc trong lĩnh vực tư nhân đang nhận thấy các điều kiện đòi hỏi khắt khe hơn. Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nơi an toàn nhất trong một xã hội như vậy.

Tuy nhiên, kế hoạch thi công chức dự kiến diễn ra vào ngày 3-4/12 đã bị trì hoãn do COVID-19 bùng phát và tính đến thời điểm này, ngày thi mới chưa được ấn định.

Trong các nhóm trò chuyện WeChat, những người dự thi công thức chia sẻ các mẹo về cách cải thiện điểm số và hỗ trợ tinh thần cho nhau khi họ đang chờ đợi một thông báo chính thức.

Shangshang, một sinh viên năm cuối đại học 21 tuổi ở tỉnh Vân Nam, cho biết chính phủ sẽ đóng vai trò rất lớn để làm giảm nguy cơ "bùng nổ" - một thuật ngữ mà giới trẻ Trung Quốc thường sử dụng để mô tả áp lực quá lớn trong công việc.

"Là một công chức mang lại cho bạn rất nhiều sự ổn định”, Shangshang bày tỏ.

Ngay cả trước khi nền kinh tế Trung Quốc bị chậm lại, vào cơ quan nhà nước làm việc luôn là mục tiêu của hàng nghìn người. Cho đến nay, nhiều gia đình vẫn rất tự hào khi con cái họ được làm trong các khu vực doanh nghiệp nhà nước hay dịch vụ dân sự.

Những công việc đó trung bình được trả hơn 100.000 nhân dân tệ/năm (341 triệu đồng), nhưng có thể gấp 3-4 lần ở các thành phố lớn ven biển. Số tiền đó thường cao hơn nhiều so với những gì các vị trí tương tự trong lĩnh vực tư nhân được trả, và có xu hướng đi kèm với trợ cấp nhà ở và các ưu tiên khác.

Jane Kang, hiện làm việc tại văn phòng công tố cấp quận ở tỉnh Phúc Kiến, cho biết mức lương 110.000-120.000 nhân dân tệ một năm của cô sẽ thấp hơn 10-15% vào năm 2022. Mặc dù cô không hài lòng về việc đó nhưng cô thấy có rất ít lựa chọn để cải thiện công việc.

“Nếu tôi còn ở Trung Quốc thì tôi vẫn sẽ làm công việc này. Nếu làm trong nhà nước, công việc của bạn sẽ được đảm bảo hơn những người làm bên ngoài”, Jane cho hay.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed