Căng thẳng ngành ngân hàng Mỹ hạ nhiệt kéo chứng khoán Mỹ không ngừng lên điểm

Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hiện không còn quá quan tâm đến những vấn đề của ngành ngân hàng và Fed nâng lãi suất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh:BusinessPost
Ảnh:BusinessPost

Thị trường chứng khoán Mỹ lên điểm, chỉ số S&P 500 tăng khi mà nhà đầu tư kỳ vọng rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực đã qua đi.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 0,57% và chốt phiên ở mức 4.050,83 điểm. Trong phiên, đã có lúc chỉ số chạm ngưỡng cao nhất tính từ ngày 7/3/2023.

Chỉ số Nasdaq tăng 0,73% và đóng cửa phiên ở mức 12.013,47 điểm, cổ phiếu công nghệ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 141,43 điểm tương đương 0,43% lên 32.859,03 điểm.

Chỉ số đo biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ (CBOE), chỉ số có khả năng dự báo về việc S&P 500 sẽ có nhiều biến động đến mức độ nào trong vòng 30 ngày tiếp theo, rơi xuống ngưỡng 19 sau khi chạm mức 30 vào giữa tháng 3/2023. Như vậy, chỉ số đo lường nỗi sợ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã trở lại mức của đầu tháng này.

Theo công bố mới nhất, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 7.000 xuống 198.000, như vậy thị trường càng thêm kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ có thể hãm đà siết chặt chính sách tiền tệ bởi thị trường lao động đang hạ nhiệt.

Cổ phiếu các hãng sản xuất chip ví như AMD thuộc nhóm tăng điểm mạnh nhất trên thị trường. Chỉ số cổ phiếu VanEck Vector Semiconductor ETF (SMH) tăng 1,4% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm và tính từ đầu năm đến nay đã tăng đến hơn 28%.

Trong ngành công nghệ, cổ phiếu Amazon và Apple đồng thời tăng điểm.

Tính từ đầu tháng cho đến nay, chỉ số Nasdaq tăng hơn 4%; chỉ số S&P 500 tăng 2% bởi nhà đầu tư không còn quá quan tâm đến vụ sụp đổ của ngân hàng SVB và thêm một lần nâng lãi suất từ Fed.

“Nhìn chung, các thị trường tài chính đang dự báo về kịch bản suy thoái kinh tế nhẹ khiến cho lãi suất duy trì ở mức thấp, lạm phát giảm nhanh. Tuy nhiên tất cả những yếu tố này chưa ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận doanh nghiệp”, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Barclays – ông Ajay Rajadhyaksha nhấn mạnh trong nghiên cứu vào ngày thứ Năm.

Giá dầu tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô thấp hơn và việc Iraq ngừng xuất khẩu từ khu vực Kurdistan. Ảnh hưởng từ việc này giúp bù đắp cho việc Nga giảm xuất khẩu dầu thấp hơn so với kỳ vọng.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 99 cent tương đương 1,3% lên 79,37USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,40USD/thùng tương đương 1,9% lên 74,37USD/thùng.

Tại khu vực Kurdistan ở miền Bắc Iraq, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đóng cửa hoặc giảm sản lượng tại một số mỏ dầu sau khi hệ thống đường ống xuất khẩu ngưng hoạt động.

Iraq đã bị buộc phải ngừng xuất khẩu ước tính khoảng 450.000 thùng dầu/ngày tức tương đương khoảng nửa điểm phần trăm của nguồn cung dầu toàn cầu.

Vào ngày thứ Năm, các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup nhận định thay đổi trong chính sách nội địa của Iraq có thể giúp tình hình chính trị được ổn định nhanh chóng, các chuyên gia ước tính rằng trong thời gian tới, nguồn cung dầu qua hệ thống đường ống xuất khẩu này có thể tăng thêm ước tính khoảng 200.000 thùng/ngày.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE