Canada tìm giải pháp hỗ trợ người dân trong cơn "bão" lạm phát

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada ngày 7/9 cho biết nội các sẽ thảo luận về việc liệu có cần triển khai các biện pháp mới để giúp người dân Canada trang trải chi phí sinh hoạt hay không.

Sau khi Ngân hàng trung ương Canada (BoC) thông báo tăng lãi suất thêm 0,75% nhằm giảm lạm phát, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland ngày 7/9 cho biết nội các liên bang trong tuần này sẽ thảo luận về việc liệu có cần triển khai các biện pháp mới để giúp người dân Canada trang trải chi phí sinh hoạt hay không.

Bà Freeland không đưa ra ví dụ cụ thể về các biện pháp mà nội các có thể xem xét, mà chỉ nhắc lại trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ “những người dễ bị tổn thương nhất” trong xã hội.

Một số tỉnh, trong đó có Saskatchewan và Quebec, đã chi các khoản thanh toán trực tiếp cho các cá nhân như một chính sách hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, trong khi các tỉnh khác, chẳng hạn như Ontario và Alberta, đã chấp thuận việc cắt giảm tạm thời thuế xăng của tỉnh.

Bộ Tài chính đã có các cuộc thảo luận nội bộ trong mùa Hè này về bản cập nhật kinh tế và tài khóa năm 2022, cũng như ngân sách liên bang trong năm tới.

Kế hoạch ngân sách được công bố hồi tháng 4/2022 của chính phủ dự kiến thâm hụt 52,8 tỷ CAD (40,21 tỷ USD) cho tài khóa hiện tại (bắt đầu vào ngày 1/4/2022), tiếp theo là mức thâm hụt 39,9 tỷ CAD trong năm 2023-2024.

Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang trong năm nay có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với dự báo đó.

Theo báo cáo, 3 tháng đầu của tài khóa hiện hành đã chứng kiến mức thặng dư 10,2 tỷ CAD, so với mức thâm hụt 36,5 tỷ CAD trong cùng kỳ năm trước đó.

Quảng cáo

Bộ trưởng Tài chính Canada lặp lại những bình luận trước đây rằng chính phủ liên bang đang giúp kiềm chế lạm phát bằng cách hành động có trách nhiệm. Bà Freeland từ chối bình luận cụ thể về việc tăng lãi suất của BoC, lưu ý rằng ngân hàng đưa ra quyết định độc lập với chính phủ.

Cơ quan Thống kê Canada cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2022 đã tăng 7,6% so với một năm trước đó. Con số này thấp hơn mức tăng 8,1% trong tháng 6/2022, mức lạm phát cao nhất trong gần 40 năm. Giá xăng, mặc dù vẫn cao hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng đã giảm 9,2% trong tháng Bảy (so với tháng Sáu).

Tuy nhiên, các con số thống kê khác lại ít khả quan hơn, chẳng hạn như hàng tạp hóa tăng với tốc độ hàng năm là 9,9% trong tháng Bảy, với mức 9,4% trong tháng Sáu.

Lạm phát cơ bản (không tính chi phí thực phẩm và năng lượng) không hạ nhiệt nhiều. Và đây là một lời nhắc nhở rằng BoC cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế áp lực lạm phát.

Đảng Bảo thủ đối lập tại Canada đã kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt như đình chỉ thuế GST đánh vào xăng và dầu diesel.

Một quyết định quan trọng khác mà nội các của Thủ tướng Trudeau phải đối mặt là định hướng chi tiêu cho y tế liên bang trong tương lai.

Bộ trưởng Y tế Jean-Yves Duclos cho biết, hệ thống chăm sóc sức khỏe rơi vào khủng hoảng vì Canada đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đầu tư và hỗ trợ các tỉnh và vùng lãnh thổ giải quyết cuộc khủng hoảng này. Đó là chìa khóa cho sự bền vững lâu dài của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Canada”, ông nói.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ