Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt

Cổ phiếu bán lẻ đại diện là MWG và FRT hạ nhiệt trong những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt biến động mạnh trong phiên.

bach-hoa-xanh.jpeg
Bách Hoá Xanh (MWG) đang phát tín hiệu tích cực khi ghi nhận mức doanh thu/ cửa hàng cao nhất kể từ khi đi vào hoạt động (Ảnh minh hoạ)

Chốt phiên giao dịch ngày 25/7, cổ phiếu MWG của Công ty CP Thế Giới Di Động và FRT của Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đóng cửa giảm lần lượt 0,7% và 1,1% so với phiên liền trước. Mặc dù đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng so với mức giá thấp nhất trong phiên, việc giảm 0,7% và 1,1% khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này thở phào nhẹ nhõm.

Với phiên giảm điểm này MWG đã nối giảm chuỗi giảm đến phiên thứ 4 liên tiếp với mức giảm hơn 7%, tương tự FRT cũng giảm phiên thứ 4 liên tiếp với mức giảm hơn 2%.

Nhịp tăng trước đó đã từng đưa MWG lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay, và cao nhất kể từ tháng 9/2022 với mức giá 67.000 đồng/cổ phiếu (phiên 8/7). Như vậy, so với phiên 8/7, cổ phiếu MWG đã “bốc hơi” 9%, nhưng vẫn tăng 45% kể từ đầu năm.

Với FRT, mặc dù giảm 4 phiên liên tiếp, nhưng FRT chỉ mất hơn 2%, so với đỉnh lịch sử ghi nhận vào phiên 8/7, cổ phiếu này mất 6% giá trị, tăng 65% kể từ đầu năm.

Áp lực giảm điểm của bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc điều chỉnh của thị trường chung khiến nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng, ngoài ra, việc tăng mạnh trong thời gian dài khiến nhà đầu tư có tâm lý chốt lời, hiện thực hoá lợi nhuận.

Trong khi so với đầu năm, MWG, FRT tăng lần lượt 45% và 65%, VN-Index chỉ tăng 9%.

Quảng cáo

Nhận định về ngành bán lẻ, trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KBSV cho biết, ngành bán lẻ cuối năm 2024 sẽ tiếp tục hồi phục từ những tín hiệu vĩ mô tích cực, song tốc độ hồi phục ngành có thể sẽ chậm. KBSV cho rằng kỳ vọng hạ lãi suất điều hành của nhiều Ngân hàng trung ương lớn sẽ tác động tích cực đến tiêu dùng, song lạm phát dai dẳng cũng là một vấn đề đáng quan ngại khiến lộ trình giảm lãi suất gặp nhiều trở ngại và sức mua tiêu dùng hồi phục chậm hơn dự kiến.

Với bán lẻ ICT, KBSV cho rằng ngành bán lẻ ICT có những kỳ vọng giúp tăng trưởng vào nửa cuối 2024 như chu kỳ thay thế điện thoại, laptop và việc dừng phát sóng 2G, 3G. Tuy nhiên, ngành hàng này hiện tại đã khá bão hoà, cạnh tranh gay gắt nên nhiều chuỗi bán lẻ cũng chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng 1 chữ số trong năm nay.

Chuyên gia KBSV đánh giá các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như tăng lương cơ sở, tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết 2024 hay kỳ vọng khi nền kinh tế hồi phục cũng tác động đến tâm lý tiêu dùng của người dân, tâm lý tiêu dùng lạc quan sẽ giúp kích thích chi tiêu.

KBSV nhận định, ngành bán lẻ Việt Nam cũng cho thấy nhiều triển vọng trong tương lai thu hút dòng tiền lớn.

Đối với MWG với 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, KBSV cho biết sau khi kết thúc cuộc chiến giá đã chiếm thêm thị phần từ các đối thủ, kết quả kinh doanh hồi phục mạnh mẽ nửa đầu năm 2024 dự báo sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm khi sức mua phục hồi. Ngành ICT và ngành CE cũng được hưởng lợi khi năm nay mùa hè đến sớm và khắc nghiệt hơn giúp doanh số máy lạnh tăng mạnh.

Tương tự, Chứng khoán DSC cũng dự báo, kết quả kinh doanh năm 2024 của MWG sẽ phục hồi nhờ Bách Hoá Xanh đang phát tín hiệu tích cực khi ghi nhận mức doanh thu/ cửa hàng cao nhất kể từ khi đi vào hoạt động và mảng ICT dự kiến sẽ phục hồi sau khi chạm đáy vào năm ngoái. DSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sẽ lần lượt đạt mức 132.473 tỷ đồng (+12% so với cùng kỳ) và 3.339 tỷ đồng (+1.890% so với cùng kỳ).

Đối với nhóm bán lẻ dược phẩm với chuỗi Long Châu của FRT (FPT Retail) dẫn đầu thị trường và liên tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần trong khi các đối thủ còn lại là An Khang (MWG) và Pharmacity vẫn đang loay hoay tìm điểm hoà vốn. KBSV cho rằng xu hướng trong tương lai các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ vượt trội so với các cửa hàng nhỏ lẻ nhờ lợi thế quy mô, dịch vụ, chất lượng sản phẩm đảm bảo.

screenshot-2024-07-25-at-15.34.17.png

"Về định giá, nhiều công ty đã vượt hoặc đang tiệm cận P/S trung bình 5 năm phản ánh những kỳ vọng hồi phục của ngành bán lẻ. Chúng tôi cho rằng câu chuyện kỳ vọng hồi phục của ngành bán lẻ sẽ còn kéo dài đến năm 2025, nhà đầu tư vẫn có thể mở mua cổ phiếu ngành bán lẻ trong những nhịp điều chỉnh chung của toàn thị trường", báo cáo nêu.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024