"Bộ đệm" của tỷ giá đã sụt giảm đáng kể

Theo chuyên gia, dự trữ ngoại hối – bộ đệm quan trọng để đối phó với áp lực tỷ giá – đã giảm đáng kể trong năm 2024.

Hình minh họa.

Trong năm 2025, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng tiền tệ của thị trường mới nổi sẽ phải đối mặt với hai luồng gió ngược là rủi ro tăng trưởng thương mại do thuế quan và lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ cao hơn.

Mặc dù khả năng chính quyền Trump áp thuế quan lên Việt Nam vẫn có thể xảy ra, nhưng theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), kịch bản này hiện không nằm trong dự báo cơ sở. Vì thế, yếu tố chính tác động đến thị trường tiền tệ Việt Nam năm 2025 sẽ là chênh lệch lợi suất cao và sự dịch chuyển dòng vốn về Mỹ.

Dù cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm gần đây, cán cân tài khoản vãng lai vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân chính đến từ thâm hụt trong lĩnh vực dịch vụ, cùng với các khoản chi trả lãi suất và lợi nhuận đầu tư ngày càng gia tăng.

Theo ước tính của IMF, thặng dư cán cân thanh toán năm 2024 của Việt Nam đạt khoảng 3,0% GDP, giảm mạnh so với mức 5,8% GDP năm 2023 và dự kiến tiếp tục thu hẹp trong năm 2025. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối – bộ đệm quan trọng để đối phó với áp lực tỷ giá – đã giảm đáng kể, ước hao hụt từ 8-10 tỷ USD trong năm 2024. Điều này khiến tỷ giá dễ biến động trước áp lực rút vốn ngoại tệ.

Quảng cáo

Chuyên gia của VDSC nhận định, điều hành tỷ giá năm 2025 sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ sức mạnh của đồng USD. Tuy nhiên, diễn biến mang tính thời điểm còn phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ trong cung-cầu ngoại tệ. Trong kịch bản cơ sở (không có áp thuế từ Hoa Kỳ), tỷ giá USD/VND dự kiến dao động trong biên độ +/-5% mà Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra.

Đồng USD - Tiềm năng tăng giá nhưng không dễ dàng

Trong tháng 11/2024, việc cựu Tổng Thống Trump thắng cử đã đẩy chỉ số DXY lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022. Tại ngày 20/11, chỉ số DXY đạt mức 106,7, tăng khoảng 2,6% so với cuối tháng trước.

Kỳ vọng các kế hoạch nới lỏng tài khoá và chính sách nhập cư chặt chẽ hơn của chính quyền mới, kết hợp với lãi suất cao giữa Mỹ và các nền kinh tế khác cùng chủ nghĩa bảo hộ tương đối cao của Hoa Kỳ, tất cả đều tạo nên lý do mạnh mẽ cho một đợt tăng giá của đồng USD.

Tuy nhiên, chuyên gia VCSD cho rằng, đà tăng của đồng USD vẫn sẽ vấp phải một số lực cản như kỳ vọng về tác động của chính sách tại Mỹ có thể sẽ điều chỉnh khi chính quyền mới dần hé lộ cách thức tiếp cận cụ thể hơn đối với những gì ông Trump đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử. Ngoài ra, phản ứng của NHTW và chính phủ các nước để ứng phó với Trump 2.0 và triển vọng kinh tế Mỹ không lạc quan như kỳ vọng cũng có thể là lực cản lớn đối với đồng bạc xanh.

Nhìn chung, dù năm 2025 hứa hẹn nhiều biến động, các chuyên gia tin rằng thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn có thể duy trì ổn định trong ngưỡng dự kiến, với các chính sách điều hành linh hoạt và phù hợp từ phía cơ quan quản lý.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục đẩy giá vàng lên cao

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư đang tìm đến nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tiếp đà tăng mạnh, giá vàng thế giới lên cao nhất 1 tuần Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng cả triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng nối dài đà tăng khi đồng USD yếu và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng chạm mức cao nhất một tuần vào chiều 20/11, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang làm tăng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng tăng gần 2% khi đồng USD chững lại Giá vàng châu Á đạt đỉnh một tuần do đồng USD suy yếu