Biến động giá xuất khẩu cao su khi nhu cầu thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam suy yếu

Doanh số bán ô tô - ngành sử dụng cao su hàng đầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chững lại làm giảm nhu cầu cao su tại Trung Quốc, nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tháng 4/2024, xuất khẩu cao su đạt gần 73,6 nghìn tấn, trị giá 117,57 triệu USD, giảm 36,6% về lượng và giảm 34,8% về trị giá so với tháng 3/2024. So với tháng 4/2023 giảm 15,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 487,81 nghìn tấn, trị giá 724,75 triệu USD, tăng 4%.

Tháng 4/2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.597 USD/tấn, tăng 2,8% so với tháng 3/2024 và tăng 15,1% so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.486 USD/tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), nguyên nhân chính đẩy giá cao su tăng trong thời gian gần đây xuất phát từ tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Nguyên nhân được nhận định là do tình hình mưa lớn kéo dài kết hợp cảnh báo bão và lũ lụt xảy ra tại Thái Lan - quốc gia cung ứng cao su lớn nhất thế giớ. Hơn nữa, giai đoạn từ tháng 2 – 4/2024 là thời điểm thu hoạch thấp điểm tại các quốc gia Đông Nam Á.

Ấn Độ – một trong những nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới đã quyết định giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại xe điện được sản xuất bởi các nhà sản xuất ô tô cam kết đầu tư ít nhất 500 triệu USD và bắt đầu sản xuất trong nước trong vòng 3 năm. Hứa hẹn sẽ là bước tiếp mới với ngành công nghiệp ô tô của quốc gia hơn tỷ dân này và đi kèm với đó là nhu cầu về cao su cũng tích cực hơn cho hoạt động sản xuất lốp xe.

Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá cao su xuất khẩu sẽ chịu tác động mạnh hơn do lo ngại nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc, khi gần 80% cao su Việt Nam xuất đi quốc gia này. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc MXV đưa ra dự báo, giá cao su xuất khẩu tại Việt Nam có thể về dưới 1.500 USD/tấn, giảm nhẹ so với thời điểm hiện tại nhưng vẫn là mức cao so với năm trước.

“Trong quý II, giá cao su thế giới khả năng cao sẽ không còn “nóng” như những tháng đầu năm. Lo ngại nhu cầu cao su sẽ chững lại tại Trung Quốc sẽ là áp lực chính đối với giá trong thời gian tới. Cụ thể, tình hình kinh tế tại Trung Quốc không mấy khả quan, đặc biệt, doanh số bán ô tô – ngành sử dụng cao su hàng đầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chững lại”, ông Quỳnh chia sẻ.

Quảng cáo

Theo Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công thương, tháng 4/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với mức 42,13 nghìn tấn, trị giá 63,6 triệu USD, chiếm 57,24% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Con số này so với tháng trước giảm 31,3% về lượng và giảm 29,9% về trị giá, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 33,7% về lượng và giảm 26,6% về trị giá. Giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc ở mức 1.510 USD/tấn, tăng 2,1% so với tháng 3/2024 và tăng 10,8% so với tháng 4/2023.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc được 329,9 nghìn tấn cao su, trị giá 471,29 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, mặc dù xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm trong tháng 4/2024, nhưng xuất khẩu sang một số thị trường như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Sri Lanka, Brazil, Đức, Hoa Kỳ, … tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng 4/2023.

Những thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023 là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

“Trong các tháng tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh do lo ngại nhu cầu chững lại tại Trung Quốc trong khi cao su của nước ta phần lớn được xuất khẩu sang thị trường này. Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên dự báo nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2024 ở mức 7,35 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 7,5 triệu tấn”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc được 329,9 nghìn tấn cao su, trị giá 471,29 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, mặc dù xuất khẩu cao su giảm trong tháng 4/2024, nhưng xuất khẩu sang một số thị trường như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Sri Lanka, Brazil, Đức, Hoa Kỳ, … tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng 4/2023.

Những thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023 là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

“Trong các tháng tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh do lo ngại nhu cầu chững lại tại Trung Quốc, trong khi cao su của nước ta phần lớn được xuất khẩu sang thị trường này.

Nhu cầu cao su của Trung Quốc đang chậm lại do doanh số bán ô tô có dấu hiệu chững lại. Mới đây, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên dự báo nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2024 ở mức 7,35 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 7,5 triệu tấn”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng

Giá dầu thế giới giảm do các số liệu kinh tế thiếu lạc quan từ Mỹ và Đức

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch biến động 6/1 do một số tin tức kinh tế khá bi quan từ Mỹ và Đức làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao do bão mùa Đông.

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2024

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại