Bi hài ngành dịch vụ Mỹ: Doanh nghiệp "vòi" tiền boa của khách để khỏi phải tăng lương cho nhân viên

“Nền kinh tế Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa hơn bao giờ hết", giáo sư Scheherezade Rehman của trường đại học George Washington phải thừa nhận.

Bi hài ngành dịch vụ Mỹ: Doanh nghiệp "vòi" tiền boa của khách để khỏi phải tăng lương cho nhân viên

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay ngành dịch vụ Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa của khách hàng khi nhiều doanh nghiệp, nhà hàng đòi người tiêu dùng phải đưa thêm tiền típ cho nhân viên của mình thay vì tăng lương.

“Nền kinh tế Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào tiền boa hơn bao giờ hết. Ngày càng nhiều người cho rằng văn hóa này đang bị biến tướng và các doanh nghiệp Mỹ đang ép khách hàng phải chịu trách nhiệm một phần cho thu nhập của nhân viên thay họ ”, giáo sư Scheherezade Rehman của trường đại học George Washington phải thừa nhận.

Một số doanh nghiệp nói với WSJ rằng việc yêu cầu thêm tiền boa từ khách hàng khiến họ giữ chân được lao động mà vẫn có thể để mức giá dịch vụ thấp trên thị trường cực kỳ cạnh tranh hiện nay. Động thái này khiến thu nhập của người lao động tăng mà không phải trả thêm chi phí cũng như nâng giá mặt hàng dịch vụ.

4c590eedccca4beaac20cb4d1ffbc3e6dab9e286-7944.png

Thế nhưng việc vòi tiền boa liên tục thế này khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị lợi dụng khi trách nhiệm chăm lo cho nhân viên là thuộc về doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng.

Khảo sát của Homebase cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ yêu cầu khách hàng đưa tiền boa tại thời điểm thanh toán đã tăng 6,2% so với năm 2019.

Tương tự, nghiên cứu của Paycheck trong lĩnh vực bán lẻ, khách sạn và dịch vụ cũng cho thấy ngày càng nhiều nhân viên thừa nhận họ nhận được nhiều tiền boa hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi hãng bắt đầu thu thập số liệu từ năm 2010.

Báo cáo của Gusto thì cho thấy tính đến tháng 6/2023, lao động ngành dịch vụ (loại trừ nhà hàng) và du lịch kiếm bình quân 1,35 USD/giờ cho tiền boa, tăng 30% so với mức 1,04 USD/giờ năm 2019. Trong khi đó tính đến tháng 5/2023, bình quân lao động ngành này tính cả nhà hàng có thu nhập 16,64 USD/giờ với tiền boa là 4,23 USD/giờ.

Hệ lụy từ đại dịch

Tờ WSJ cho hay việc nhiều khách hàng đưa tiền boa cho nhân viên trong mùa dịch vì cảm ơn họ chấp nhận rủi ro để phục vụ người tiêu dùng đã trở thành thói quen. Hậu quả là giờ đây nhiều nhân viên lẫn doanh nghiệp tiếp tục đòi hỏi lượng tiền boa lớn, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lo lắng về một cuộc đại suy thoái kinh tế, nhiều người không muốn tăng lương cho nhân viên mà đề nghị khách hàng tăng tiền boa. Động thái này khiến các doanh nghiệp linh động hơn được về chi phí nhân công và giá thành dịch vụ. Đặc biệt hơn là chẳng có quy định nào kiểm soát về giới hạn số tiền boa cả.”, giáo sư Jonathan Morduch của trường đại học New York nhận định khi nói về việc tăng lương sẽ gây rủi ro phá sản cao hơn cho các ông chủ.

Quảng cáo

Một yếu tố nữa khiến ngành dịch vụ Mỹ phụ thuộc hơn vào tiền boa của khách hàng là thiếu hụt lao động. Trong khi mảng công nghệ sa thải hàng loạt thì ngành dịch vụ lại khó mời gọi lại nhân viên khi nhiều lao động đã phải chuyển nghề trong đại dịch do mất việc, khiến họ không còn muốn quay lại ngành.

973cf801704f5a583ebc4c6b07874b6d6e5f340d-6311.jpg

Số liệu của Phòng thương mại Mỹ (USCC) cho thấy tỷ lệ bỏ việc của nhân viên ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đã lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2021, đạt 4,9%. Con số này ở ngành bán lẽ cũng lên tới 3,3%.

Tương tự, báo cáo của Tổng cục thống kê lao động (BLS) cũng cho thấy tỷ lệ bỏ việc của lao động toàn ngành trong tháng 5/2023 tại Mỹ lên tới 2,6%.

Một ví dụ điển hình là ông chủ Dan Moreno của hãng dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử Flamingo Appliance Service tại Miami. Kể từ năm 2020, hãng này đã đưa thêm đề xuất tiền boa khi nhân viên phải chịu rủi ro đến nhà khách hàng trong mùa dịch. Thế nhưng kể từ đó đến nay, ngay cả khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại, đề xuất này vẫn không thay đổi.

Hiện 1/3 số khách hàng của ông Moreno thường đưa tiền boa tương đương 20% số tiền công. Như vậy 182 nhân viên kỹ thuật của hãng nhận được trung bình 650 USD/năm tiền boa, tương đương 1% thu nhập cả năm.

Một trong những lý do ông Moreno tiếp tục giữ chế độ này là do chi phí vận hành quá cao hiện nay. Lạm phát đi lên cùng lãi suất, trong khi nhân viên sẵn sàng bỏ việc sang nơi khác khi nền kinh tế mở cửa trở lại đã khiến ông chủ này không còn nhiều lựa chọn.

Rủi ro

Anh Zachary Cheany, chủ của Main Squeeze Juice Co. tại Los Angeles cho biết mình có thể thêm 2 USD tiền phí dịch vụ vào hóa đơn nhưng khách hàng sẽ tức giận và không quay lại. Trong khi đó nếu chỉ đề xuất tiền boa thì ai có khả năng sẽ thanh toán.

Tuy nhiên chuyên gia Saru jayaraman của Viện nghiên cứu lao động nhà hàng (FLRC) thì cảnh bảo việc làm này sẽ gặp nhiều rủi ro dù lao động ngành dịch vụ mang hơi hướng thời vụ nên thích có tiền boa hơn.

2023-07-24-102621-2995.png

“Các ông chủ nghĩ rằng việc đề xuất tiền boa là một bước đi thông minh nhằm nâng thu nhập cho người lao động mà chẳng cần tăng lương. Thế nhưng nếu khách hàng không thích điều này thì chính các nhân viên sẽ là người phải chịu trận và nguy cơ mất lao động là rất cao. Đó là chưa kể nếu khách hàng không đưa tiền boa thì cuối cùng doanh nghiệp cũng phải tăng lương nếu không muốn mất người”, cô Jayaraman nói.

Một cuộc khảo sát của Bankrate cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã không còn đưa tiền boa nhiều như thời đại dịch Covid-19 nữa. Thậm chí 41% số người được hỏi nhận định doanh nghiệp nên chăm lo cho nhân viên của mình bằng cách nâng lương thay vì vòi tiền boa. Khoảng 1/3 số người được hỏi thì cho rằng họ vẫn đưa tiền boa dù chẳng hề muốn.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua