Bản đồ dầu mỏ toàn cầu được vẽ lại: Nga trao "sức mạnh khổng lồ" cho 2 quốc gia

Các nhà nghiên cứu cho rằng, rõ ràng những người mua châu Á là những người chiến thắng khi dòng chảy dầu mỏ từ Nga chuyển hướng.

Bản đồ dầu mỏ toàn cầu được vẽ lại: Nga trao "sức mạnh khổng lồ" cho 2 quốc gia

Ấn Độ, Trung Quốc khẳng định sức mạnh

Bản đồ dầu mỏ toàn cầu đang được vẽ lại khi tác động lâu dài của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang khiến một lượng lớn dầu từ Nga "chảy" đến các nền kinh tế lớn nhất châu Á, đồng thời Trung Quốc cũng nhập dầu thô từ Iran và Venezuela.

Theo Bloomberg, Trung Quốc và Ấn Độ đã nhập khẩu hơn 30% tổng lượng nhập khẩu của họ từ 3 nước này vào tháng 4. Con số này tăng từ mức chỉ 12% vào tháng 2 năm 2022, thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Wang Nengquan, nhà kinh tế học từng làm việc cho Sinochem Energy Co., với 3 thập kỷ công tác trong ngành dầu mỏ, cho rằng rõ ràng những người mua châu Á là những người chiến thắng ở đây vì giá dầu rẻ.

Theo ông Wang, trong những tháng gần đây, châu Á, dẫn đầu là Ấn Độ, đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Điều này về cơ bản đã giúp Moscow khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu mỏ bình thường.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, các quốc gia phương Tây đã ngăn chặn dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô của Nga và áp đặt cơ chế giá trần.

Quảng cáo

Các nhà nghiên cứu Andreas Economou, Bassam Fattouh và Ahmed Mehdi viết trong báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford rằng ở châu Á, gần 90% hàng xuất khẩu của Nga hiện nay là dành cho Trung Quốc và Ấn Độ.

Cũng theo báo cáo này, trong khi Nga đã thành công trong việc chuyển hướng dòng chảy dầu mỏ, thì họ đã mất hầu hết cơ sở khách hàng cũ.

Với việc xuất khẩu của nước này hiện phụ thuộc nhiều vào chỉ một số quốc gia, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, điều này mang lại cho các nhà máy lọc dầu ở đó “sức mạnh thị trường khổng lồ”, báo cáo viết.

Cuộc chiến với dầu Nga của châu Âu mất lực

Giữa hai bên, Ấn Độ có nhu cầu lớn nhất đối với dầu thô của Nga, trong khi Trung Quốc cũng mua một lượng lớn dầu của Nga và duy trì mua dầu của Iran và Venezuela, đi kèm với chiết khấu cao.

Theo một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, một tổ chức tư vấn độc lập của Phần Lan, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã tăng trở lại vào tháng 3 và tháng 4 để đạt mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Các phân tích cho thấy Moscow gần đây đã có thu nhập từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch bất chấp việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu vào cuối năm ngoái và mức trần giá dầu do nhóm G7 đưa ra.

Công bố đưa ra chưa đầy một tuần sau khi các nhà lãnh đạo G7 phát biểu khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima tại Nhật Bản rằng giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ và dầu mỏ của Nga đang phát huy hiệu quả.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025