Nga: "Phương Tây vẫn tích cực mua dầu khí của chúng tôi"

Nhiều nước phương Tây vẫn đang tìm phương thức “lách luật” bằng cách đi đường vòng để nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Nga: "Phương Tây vẫn tích cực mua dầu khí của chúng tôi"

Trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia 1 ngày 28/5, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho biết, các quốc gia phương Tây không ngừng mua năng lượng của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt mạnh chưa từng có mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang áp đặt với Moscow.

Theo ông Shulginov, các quốc gia này chuyển sang các phương án đi đường vòng để mua hàng nhập khẩu của Nga.

Khi được hỏi liệu các nước phương Tây có còn mua dầu và khí đốt của Nga thông qua các tuyến thay thế hay không, Bộ trưởng Shulginov khẳng định thông tin này là “chính xác”. Tuy nhiên, ông không nói rõ tuyến đường cụ thể nào được sử dụng để cung cấp năng lượng của Nga cho khách hàng phương Tây.

Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, EU, nhóm G7 và các đồng minh đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển của Nga khi áp đặt mức giá trần là 60 USD/thùng. Bên cạnh đó, lệnh cấm vận khác đối với phần lớn hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, cũng như áp giá trần với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác, có hiệu lực vào ngày 5/2 vừa qua.

Mục đích của chính sách trần giá là hạn chế nguồn thu từ dầu của Nga mà vẫn để dầu Nga chảy trên thị trường. Bộ Tài chính Mỹ ước tính doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm xuống chỉ còn 23% ngân sách Nga trong năm nay, giảm từ 30% xuống 35% tổng ngân sách Nga trước khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2/2022.

Quảng cáo

Mới đây, Bangladesh cho hay, quốc gia này sẽ mua dầu của Nga nếu được chào bán với giá cả phải chăng, bất chấp lo ngại phương Tây sẽ phản ứng với động thái này. Thủ tướng Hasina của Bangladesh tuyên bố: “Nếu Nga cung cấp dầu với giá cả phải chăng, tất nhiên chúng tôi sẽ mua. Tại sao không?”.

Bangladesh chủ yếu nhập khẩu dầu từ các nước Trung Đông - bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - theo các hợp đồng dài hạn. Nhưng với chi phí năng lượng tăng cao và giá nhiên liệu tăng vọt ở quốc gia này, dầu mỏ của Nga có vẻ hấp dẫn và đã được các nước láng giềng như Ấn Độ mua với giá chiết khấu cao.

“Bất cứ nơi nào có dầu và bất cứ nước nào cung cấp dầu cho chúng tôi mức giá phải chăng, chắc chắn chúng tôi sẽ tận dụng điều đó”, bà Hasina nói và cho biết thêm rằng Bangladesh cũng đang xem xét tất cả các lựa chọn khác, bao gồm cả năng lượng tái tạo và năng lượng Mặt Trời.

Bên cạnh dầu thô, xuất khẩu khí đốt của Nga qua đường ống không đối mặt với các biện pháp hạn chế, nhưng xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước EU đã giảm mạnh sau vụ phá hoại đường ống Nord Stream 1 và 2 vào tháng 9/2022.

Theo tờ Politico của Mỹ, tính đến giữa tháng 5, EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc có nên trừng phạt khí đốt Nga xuất khẩu qua đường ống hay không.

Tờ Bloomberg hồi tháng 3 vừa qua đưa tin, một số quốc gia EU đã tích cực mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga, trong đó Tây Ban Nha đứng đầu danh sách khách hàng trong đầu năm 2023. Nhập khẩu LNG của Nga vào Tây Ban Nha tăng 84% kể từ khi bắt đầu xung đột Ukraine.

Pháp cũng nổi lên như một nhà nhập khẩu LNG lớn của Nga khi mua 1,9 triệu tấn nhiên liệu trong năm ngoái. Tây Ban Nha cũng là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga trong 3 tháng đầu năm nay, tiếp sau là Bỉ và Bulgaria.

Trong bối cảnh phương Tây trừng phạt, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh. Đáng chú ý, nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ đã tăng gấp 10 lần trong năm 2022.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro