6 triệu - con số cho thấy sức công phá khủng khiếp của hãng xe điện số một Trung Quốc, đe dọa ngôi vương của Tesla trong một sớm một chiều

Thương hiệu đến từ Trung Quốc tự hào khẳng định trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới đạt được cột mốc này.

6 triệu - con số cho thấy sức công phá khủng khiếp của hãng xe điện số một Trung Quốc, đe dọa ngôi vương của Tesla trong một sớm một chiều

Mới đây, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã đạt cột mốc quan trọng trong hạng mục "Xe năng lượng mới" (NEV) với tổng số 6 triệu chiếc xe được đưa ra dây chuyền lắp ráp, tính từ khi những chiếc xe đầu tiên ra đời vào năm 2008.

Từ tháng 4/2022, BYD đã tiến hành chuyển đổi chiến lược kinh doanh bằng việc ngừng sản xuất toàn bộ các mẫu xe chạy động cơ đốt trong. Thay vào đó, hãng tập trung vào việc sản xuất và phát triển những dòng xe sử dụng năng lượng mới, bao gồm xe plug-in hybrid, mild hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện.

2023112412082136-3512.jpg

BYD tự hào khẳng định trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới đạt được cột mốc này. Tuy nhiên, thành tựu này chỉ tính trong hạng mục xe NEV, bởi các hãng ô tô khác đã đạt được sản lượng xe điện lớn hơn ở nhiều hạng mục khác nhau.

Ví dụ, vào năm 2020, Toyota đã công bố chế tạo được 15 triệu chiếc xe hybrid tự sạc. Trong khi đó, Tesla đã cán mốc xuất xưởng 5 triệu xe thuần điện vào tháng 09/2023. Hãng xe điện Mỹ cũng đang đặt mục tiêu đạt mốc 6 triệu chiếc vào đầu năm 2024.

Chiếc xe thứ 6 triệu của BYD lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất là Fang Cheng Bao Leopard 5, được chế tạo tại nhà máy Zhengzhou.

Chiếc SUV plug-in hybrid này được xem như bản sao của Toyota Land Cruiser Prado, ra mắt lần đầu vào tháng 8 năm ngoái và sẽ bắt đầu giao hàng vào tháng 11.

Quảng cáo
va-6679.jpg

Nhìn vào các cột mốc sản xuất trước đây của BYD, có thể thấy rằng doanh số bán NEV đang tăng với tốc độ chưa từng có.

Cụ thể, BYD phải mất 13 năm để sản xuất một triệu chiếc NEV đầu tiên, 1 năm cho một triệu chiếc tiếp theo và chỉ 6 tháng cho một triệu chiếc sau đó. Chín tháng sau, công ty đạt mốc 5 triệu chiếc NEV. Và chỉ vỏn vẹn 3 tháng sau đó, BYD đã ghi nhận chiếc xe thứ 6 triệu ra đời nhờ năng lực sản xuất tăng lên.

Tham khảo dữ liệu gần đây, doanh số PHEV và REV đang có mức tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc. Nguyên nhân hai loại xe này đang dần trở thành lựa chọn hấp dẫn cho người tiêu dùng có thể là do giá bán phải chăng, có các tính năng tương đương với xe điện nhưng ít phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng trạm sạc.

Hiện tại, BYD có 9 nhà máy sản xuất xe PHEV (plug-in hybrid) và BEV (xe điện chạy pin) trải dài khắp Trung Quốc. Những nhà máy này nằm ở các thành phố Tây An, Tế Nam, Trịnh Châu, Thường Châu, Tương Dương, Hợp Phì, Trường Sa, Phúc Châu và Thâm Quyến.

Ngoài thị trường trọng yếu là Trung Quốc, BYD còn xuất khẩu ô tô sang 57 quốc gia trên toàn thế giới. Là một phần trong chiến lược mở rộng toàn cầu của mình, công ty còn đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới ở các thị trường quốc tế, trước mắt sẽ là Thái Lan và Brazil.

Đáng chú ý, BYD mới đây đã giới thiệu mẫu sedan Han tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và khánh thành phòng trưng bày hàng đầu mới tại Dubai nhằm hỗ trợ sự hiện diện của hãng tại Trung Đông.

Trong báo cáo hiệu suất năm 2022, BYD đã tuyên bố 'chiếm đoạt vị trí dẫn đầu toàn cầu về doanh số bán hàng xe ô tô điện'.

Tham khảo: Carscoops

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn