5 cách để Bộ Tài chính Anh giảm nợ công

Bộ Tài chính Anh đang xây dựng kế hoạch giảm nợ công nhằm trấn an thị trường tài chính đang sôi sục và lấy lại lòng tin vào chính phủ của Thủ tướng Liz Truss về vấn đề tài chính công.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng đang xây dựng kế hoạch giảm nợ công nhằm trấn an thị trường tài chính đang sôi sục và lấy lại lòng tin vào chính phủ của Thủ tướng Liz Truss về vấn đề tài chính công. Theo kế hoạch, ngày 23/11 kế hoạch này được công bố, nhưng theo một số trợ lý, ông Kwasi Kwarteng muốn đẩy nhanh ngay trong tháng này nếu có thể.

Việc cắt giảm thuế theo “gói ngân sách nhỏ” của ông Kwasi Kwarteng đã khiến chi phí đi vay của Chính phủ Anh cao hơn, vì nhà đầu tư cho rằng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và vì họ đã mất niềm tin vào khả năng của ông Kwasi Kwarteng trong việc giảm thâm hụt ngân sách và nợ công.

Theo tờ The Financial Times, việc giảm nợ công trong trung hạn sẽ rất khó khăn và ông Kwasi Kwarteng sẽ phải chọn một hoặc một số trong 5 giải pháp sau:

Đảo ngược thêm các quyết định cắt giảm thuế

Sau hai lần “lật kèo” trong hai ngày, không còn gì khó tin nếu ông Kwasi Kwarteng tiếp tục đảo ngược một số quyết định cắt giảm thuế vĩnh viễn khác để đưa sổ sách về trạng thái cân bằng hơn. Đây sẽ là giải pháp cuối cùng.

Với việc Công đảng đối lập ủng hộ cắt giảm mức thuế thu nhập cơ bản và đảo ngược việc tăng bảo hiểm quốc gia (NI) vào tháng Tư này, hành động có khả năng nhất giờ đây là khôi phục lại kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp từ 19% lên 25% trong năm tài chính 2023-2024. Quyết định này sẽ giúp tăng thu thêm 17 tỷ bảng (19,32 tỷ USD) một năm.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm suy yếu cam kết của ông Kwasi Kwarteng trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh thông qua giảm thuế doanh nghiệp và phá vỡ lời hứa của Thủ tướng Liz Truss trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ. Mặc dù các nhà kinh tế không cho rằng thuế suất doanh nghiệp thấp hơn sẽ có tác động lớn, nhưng hầu hết đều cho rằng việc này có thể nâng cao tăng trưởng một chút.

Stuart Adam, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Tài khóa (IFS), cho biết: “Hủy bỏ việc tăng thuế doanh nghiệp sẽ khuyến khích đầu tư vào Vương quốc Anh, và do đó giúp phát triển nền kinh tế - nếu các công ty tin rằng điều đó là lâu dài”.

Cắt giảm chi tiêu công

Bằng cách giảm chi tiêu công thấp hơn so với các kế hoạch và dự báo hiện tại, ông Kwasi Kwarteng có thể giảm nhu cầu vay thêm và đưa sổ sách về mức cân bằng hơn.

Cả ông Kwasi Kwarteng và bà Liz Truss đều không cam kết tăng các khoản thanh toán phúc lợi phù hợp với lạm phát cho những người không phải là người nghỉ hưu vào tháng 4/2023, hành động theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Resolution Foundation có thể tiết kiệm 11 tỷ bảng một năm.

Nhưng việc này đã bị chỉ trích gay gắt vào ngày 4/10 vừa qua, với việc lãnh đạo Hạ viện Penny Mordaunt và nhiều nghị sĩ khác cho rằng phúc lợi xã hội nên tăng lên cùng với lạm phát. Bà Penny Mordaunt nói: “Chúng ta không thể một mặt cố gắng giúp mọi người, mặt khác lại lấy đi của người dân”.

Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng cũng có thể nhắm mục tiêu vào các ngân hàng. Với lãi suất đã tăng quá mạnh, các ngân hàng đang nhận được lợi nhuận cao hơn từ hơn 800 tỷ bảng gửi tại BoE kể từ năm 2009 nhờ kết quả của các chương trình nới lỏng định lượng. Thay vì trả lãi cho những “khoản dự trữ” này theo lãi suất chính thức của BoE, chính phủ có thể quyết định buộc các ngân hàng gửi tiền tại ngân hàng trung ương với mức lãi suất thấp hơn hay thậm chí là bằng 0.

Frank van Lerven, nhà kinh tế cấp cao tại tổ chức nghiên cứu New Economics Foundation, cho biết đến cuối năm tài khóa 2027-2028, 200 tỷ bảng sẽ được chi trả lãi cho các ngân hàng thương mại. Ông nói: “Thay vì tìm kiếm các khoản cắt giảm kinh phí cho các dịch vụ công… chính phủ có thể ngừng hoàn toàn việc trả lãi”.

Lựa chọn thứ ba là lập kế hoạch chi tiêu cực kỳ chặt chẽ cho những năm sau giai đoạn xem xét chi tiêu hiện tại, kết thúc vào tài khóa 2024-2025. Ông Kwasi Kwarteng có thể đơn giản nói với Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) rằng chính phủ sẽ đóng băng chi tiêu sau cuộc bầu cử tiếp theo, làm giảm mạnh dự báo về vay nợ. Ngay cả khi các kế hoạch chi tiêu không đáng tin cậy, OBR có nghĩa vụ sử dụng chúng.

Nới lỏng các quy tắc tài chính để dễ dàng đáp ứng hơn

Ông Kwasi Kwarteng đưa ra “cam kết chặt chẽ đối với kỷ luật tài khóa” trong bài phát biểu của mình tại đại hội đảng Bảo thủ, nhưng ông có thể điều chỉnh các mục tiêu và đặt ra các quy tắc tài khóa mới không trói buộc ông quá chặt.

Ông đã nói rằng muốn giảm tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong trung hạn, vì vậy ông có thể kéo dài khoảng thời gian mà các tiêu chí giảm nợ được đo lường. Quy tắc hiện tại quy định "trước ba năm", tương đương với 2024-2025, nhưng nếu khoảng thời gian đó được kéo dài thành 5 năm, như dự kiến thì sẽ là 2027-2028.

Việc mở rộng quy định sẽ cho phép Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng áp dụng biện pháp cắt giảm chi tiêu trong phần cuối của kỳ đánh giá - sau tổng tuyển cử. Để làm được điều đó, ông Kwarteng cũng sẽ phải bỏ quy tắc bổ sung hiện tại, theo đó yêu cầu chính phủ cân bằng "ngân sách hiện tại", đảm bảo rằng nguồn thu từ thuế được chi cho những chi tiêu hàng ngày, không bao gồm đầu tư vốn. Điều đó có thể trở nên mang tính ràng buộc hơn trong khoảng thời gian 5 năm.

Julian Jessop, thành viên tại Viện Kinh tế thị trường tự do, cho biết: “3 năm dù sao cũng là một khoảng thời gian lẻ. 5 năm cũng cho phép (chính phủ có) nhiều thời gian hơn để đạt được những lợi ích của các cải cách nguồn cung".

Thuyết phục OBR dự báo tăng trưởng cao hơn

Ông Kwarteng có thể thuyết phục OBR rằng các chính sách của chính phủ sẽ nâng cao mức tăng trưởng kinh tế bền vững, điều sẽ mang lại nhiều thu nhập từ thuế hơn, giảm đi vay và giúp giảm nợ.

Tháng 12/2013, cơ quan giám sát tài khóa này đã đưa ra các mô phỏng về cả kịch bản tăng trưởng cao hơn và thấp hơn cho nguồn cung của nền kinh tế. OBR cho thấy rằng tăng trưởng bền vững cao hơn đảm bảo “vị thế tài khóa cơ bản mạnh hơn, do sự gia tăng của sản lượng tiềm năng trong tương lai”. Tuy nhiên, kể từ khi được thành lập vào năm 2010, OBR đã đánh giá quá cao tiềm năng tăng trưởng năng suất và do đó sẽ không muốn nâng cao hơn nữa.

Chuyên gia Julian Jessop cho biết sẽ “tốt hơn nếu bộ trưởng tài chính và OBR có thể nhất trí” về triển vọng tăng trưởng có được nhờ kế hoạch mới của chính phủ. Ông nói thêm: “Tôi đã có thể thấy các vấn đề chính nếu cơ quan giám sát tài khóa của chính phủ đặt câu hỏi về các giả định kinh tế mà trên cơ sở đó chính sách được đưa ra”.

Chấp nhận bất đồng với OBR

Chính phủ không có nghĩa vụ pháp lý phải đưa ra một bản ngân sách mà OBR đánh giá là sẽ đáp ứng các quy tắc tài khóa. Luật chỉ quy định rằng cơ quan giám sát tài khóa sẽ đưa ra một dự báo và “một đánh giá về mức độ mà nhiệm vụ tài khóa đã đạt được hoặc có khả năng đạt được”. OBR có thể nhận xét rằng Bộ trưởng Tài chính có khả năng phá vỡ các quy tắc tài chính, bất đồng là xảy ra khá thường xuyên trong quá khứ, nhưng sẽ là một thách thức ở thời điểm hiện tại khi thị trường bất ổn.

Một cách để giảm thiểu những khó khăn là OBR đưa ra một kịch bản về tình hình tài chính công sẽ như thế nào nếu chính phủ đạt được tham vọng về tốc độ tăng trưởng bền vững 2,5% hàng năm. Nhưng như Giám đốc Resolution Foundation, Torsten Bell, đã chỉ ra, những sai lầm về tài khóa và thiếu các quy tắc trong quá khứ không gây ra xáo trộn trên thị trường vì “đó không phải là thời điểm lãi suất tăng cao nên sự chú ý ít nghiêm trọng hơn nhiều”./.

Theo Bnews

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE