1/3 công ty thép Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản, áp lực đè nặng các ông lớn ngành thép toàn cầu

Các công ty thép Trung Quốc cho biết họ đang đối mặt với nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh gặp bất lợi. Áp lực đè nặng thị trường thép toàn cầu.

Ngành thép Trung Quốc đang trải qua thời kỳ u tối hơn bao giờ hết. Trung Quốc đang ở một giai đoạn bấp bênh về tài chính và hơn nữa, một lượng lớn các nhà phân tích tài chính và chứng khoán trên toàn cầu dự báo rằng thậm chí quốc gia này sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất. Các dự báo trước đó cũng cảnh báo ngành thép có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn thậm chí trong 5 năm và có đến 1/3 các công ty thép của nước này có nguy cơ phá sản.

Một vòng xoáy đã tác động mạnh đến nền kinh tế Trung Quốc và trong số các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến thép và quặng sắt. Có thể nói cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ 1 năm trước khi nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc - Evergrande thông báo rằng họ không thể tiếp tục chi trả khoản nợ 300 tỷ USD.

Điều này đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường không chỉ riêng thời điểm đó mà còn tác động trong dài hạn. Gần đây Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế hỗ trợ ngành bất động sản. Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng quá muộn để có thể thay đổi tình hình khi còn rất nhiều các yếu tố khác như các đợt bùng phát dịch, tình trạng cắt điện thường xuyên và xung đột giữa Nga và Ukraine làm phức tạp thêm tình hình.

Giờ đây, các phương tiện truyền thông toàn cầu đã so sánh rằng những gì Trung Quốc đang trải qua là một minh chứng cho cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ.

screenshot-2022-11-17-144822-8990.png
Quảng cáo

Ảnh minh họa. Nguồn: FT

Các công ty sản xuất thép tuyên bố sắp phá sản

Ngành thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm. Bước vào quý 3, lợi nhuận ngành thép đã giảm mạnh khi chưa đến 20% công ty công bố có lãi trong tháng 7 trong khi hồi đầu năm có đến 80% các công ty công bố lãi kỉ lục. Trong các dự báo được công bố gần đây, chỉ có khoảng 5 trong số 25 công ty thép niêm yết trong nước ước tính lợi nhuận sẽ tăng trong nửa đầu năm 2023.

Trung Quốc không chỉ là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới mà còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất. Quốc gia này đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất vào năm 1996 và sản lượng đã đạt mức kỷ lục 1,07 tỷ tấn vào năm 2020. Bất chấp những con số ấn tượng này, các công ty trong nước chiếm khoảng 95% lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc. Khi ngành bất động sản chững lại cộng với các biện pháp phong tỏa, thép đơn giản là không có nơi nào để đi.

Hiện tại, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc là 1,2 tỷ tấn một năm, với mức tiêu thụ hàng năm dao động quanh 1 tỷ tấn. Cuộc khủng hoảng bất động sản Evergrande đã khiến nhiều dự án phải đóng cửa, làm giảm lượng tiêu thụ thép. Rốt cuộc, bất động sản và sản xuất ô tô là những ngành tiêu dùng thép lớn nhất trong cả nước. Trong khi đó, khoảng 29% công ty bất động sản Trung Quốc tuyên bố sắp phá sản.

Công ty sản xuất thép chủ lực lớn nhất thế giới, Tập đoàn thép Baowu của Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo tại một cuộc họp nội bộ về những thách thức lớn của công ty. Doanh số bán hàng của họ giảm mạnh, giá giảm sâu kéo theo lợi nhuận đi xuống - đây được coi là những tín hiệu rất đáng ngại của ngành thép.

Vậy, 2022 có phải là dấu chấm hết cho thép Trung Quốc? Theo một bộ phận lớn các nhà phân tích, câu trả lời là có thể. Họ đang cảm thấy rằng nhu cầu thép của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm, và tất cả những gì còn lại là một vòng xoáy đi xuống chậm chạp.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn