Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành

Giá điều xuất khẩu thấp nhất trong 10 năm qua

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều đạt 64,32 nghìn tấn, trị giá 358,18 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 15,5% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, chỉ còn 150 triệu nữa là đạt mục tiêu 3,1 tỷ USD, trong khi ngành điều vẫn còn 2 tháng để xuất khẩu và khả năng cao sẽ đạt, vượt mục tiêu.

hat-dieu20231123191907-2396.jpg

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái (Ảnh: KT).

Tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 5.569 USD/tấn, tăng 2,0% so với tháng 9/2023, nhưng giảm 7,2% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 5.703 USD/tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính từ năm 2012 đến nay, chưa năm nào giá hạt điều xuất khẩu xuống thấp như năm nay, tuy nhiên, giá xuất khẩu thấp lại là yếu tố để khách hàng đẩy mạnh mua vào.

Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm gần 42% khối lượng xuất khẩu ngành điều

Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu hạt điều sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ hạt điều dịp lễ, tết ở Hoa Kỳ tăng mạnh. Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao.

Quảng cáo

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ đạt 129.805 tấn, chiếm 23,11% tổng lượng xuất khẩu của cả nước, trị giá 733 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 8,72% về lượng và tăng 4,66 về giá trị.

Kể từ tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc đạt tăng trưởng tốt suốt 3 tháng liên tiếp. Nếu xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc trong tháng 8 đạt 10.598 tấn, thì tháng 9/2023 đã tăng lên 12.689 tấn và tháng 10/2023 là 14.854 tấn. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đạt 85.307 tấn, chiếm 16,5% tổng lượng điều xuất khẩu của cả nước, trị giá 522,321 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 42,48% về lượng và tăng 46,64% về kim ngạch.

Kỳ vọng vào năm 2024

Ông Tạ Quang Huyên, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 cho biết, mục tiêu xuất khẩu 3,1 tỷ USD điều năm nay chắc chắn sẽ đạt và vượt khoảng 20% về lượng và từ 10-15% về giá trị. Đối với Công ty Hoàng Sơn 1, giá trị xuất khẩu điều năm nay vượt khoảng 30%.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều vào thị trường chủ lực Hoa Kỳ và Trung Quốc đều tăng trưởng tốt, do năm 2022 hai thị trường này giảm tồn kho nên năm nay phải mua nhiều.

“Xuất khẩu điều năm nay đạt và vượt mục tiêu đề ra là nhờ hai thị trường chủ lực Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng trưởng tốt, đẩy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Dự đoán đầu năm 2024 xuất khẩu điều vẫn tiếp tục tốt vì giá xuất khẩu đang khá hấp dẫn người mua.

Kể từ năm 2012 đến nay, chưa bao giờ giá điều xuất khẩu xuống thấp như năm nay. Song giá xuất khẩu lại chính là yếu tố để khách hàng đẩy mạnh mua vào”, Phó chủ tịch Vinacas nói.

Theo ông Huyên, giá xuất khẩu điều thấp hay cao do diễn biến cung, cầu của thị trường và dù tình hình chiến sự, lạm phát xảy ra ở các nước làm giảm tiêu dùng của nhiều ngành hàng, nhưng ngành điều vẫn tiêu thụ tốt là nhờ giá bán thấp và giá xuất khẩu thấp kích thích tiêu dùng tăng lên.

“Giá xuất khẩu thấp nên năm nay lợi nhuận của doanh nghiệp điều khá mỏng hoặc hòa vốn thậm chí có người bị lỗ. Trong điều kiện thị trường khó khăn hiện nay ngành điều vẫn duy trì và ổn định việc làm cho công nhân là tốt rồi, năm nay sắp kết thúc và mọi người đang kỳ vọng vào năm 2024 sẽ tốt hơn”, ông Huyên nói.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga