Xuất khẩu Hàn Quốc sụt mạnh trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu giảm sâu

Việc xuất khẩu suy giảm mạnh đang làm xói mòn niềm tin vào khả năng của Hàn Quốc trong việc hồi phục từ quá trình suy giảm kinh tế quý gần nhất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 2/2023 sụt giảm mạnh khi mà nhu cầu toàn cầu chững lại và giá chip sụt giảm sâu. Triển vọng của một nền kinh tế vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi lãi vay cao và lạm phát leo thang vì vậy càng xấu đi.

Sản lượng chip giao hàng ngày trung bình giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất tính từ tháng 6/2020, theo số liệu công bố bởi cơ quan hải quan.

Việc xuất khẩu suy giảm mạnh đang làm xói mòn niềm tin vào khả năng của Hàn Quốc trong việc hồi phục từ quá trình suy giảm kinh tế quý gần nhất. Đồng thời nó cũng khiến cho người ta dự báo nhiều hơn về khả năng thương mại toàn cầu chững lại cũng như nhu cầu đối với sản phẩm công nghệ toàn cầu đi xuống, nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế tại các nền kinh tế chủ chốt lớn dần.

Xuất khẩu toàn phần của Hàn Quốc trong khi đó cho thấy một bức tranh lạc quan hơn, chủ yếu bởi các yếu tố mùa vụ. Giá trị xuất khẩu nói chung giảm 7,5%, chủ yếu bởi số lượng ngày làm việc trong tháng 2/2023 nhiều hơn. Tuy nhiên, nó thấp hơn dự báo của các chuyên gia về khả năng xuất khẩu sụt giảm đến 8,8%, mức độ suy giảm này cũng chỉ bằng nửa so với tháng 1/2023.

Nhập khẩu nói chung tăng trưởng 3,6%, thâm hụt thương mại ước tính 5,3 tỷ USD. Hàn Quốc đã công bố nhập khẩu giảm đều đặn từ tháng 3/2022 bởi giá năng lượng và hàng hóa cao khiến cho chi phí nhập khẩu leo thang.

Xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn của Hàn Quốc, yếu tố lớn nhất đóng góp vào xuất khẩu của nước này, giảm đến 43% so với cùng kỳ năm trước bởi giá bán sản phẩm hạ nhiệt mạnh. Xuất khẩu ô tô tăng 47%, phần nào giúp giảm bớt thâm hụt thương mại của nước này so với tháng 1/2023.

Hàn Quốc là nơi tập trung những hãng sản xuất chất bán dẫn và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong đó có bao gồm Samsung Electronics, chính vì vậy xuất khẩu của Hàn Quốc có thể coi như chỉ báo quan trọng của thương mại toàn cầu.

Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, giảm đến 24% so với cùng kỳ. Xuất khẩu chip và các sản phẩm máy móc xây dựng đồng thời giảm.

Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Nhật hạ 4,9%, xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu sụt mạnh.

Nhu cầu hàng hóa toàn cầu nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức thấp khi mà ngân hàng trung ương các nước vẫn tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát và căng thẳng Nga – Ukraine tiếp diễn. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) hiện vẫn đang để ngỏ lựa chọn sẽ vẫn tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ sau khi nâng lãi suất ước tính khoảng 300 điểm cơ bản tính từ năm 2021.

Việc thương mại sụt giảm đang tạo ra thêm sức ép lên đồng won Hàn Quốc, nó khiến cho nhiều nhà hoạch định chính sách lo ngại về khả năng lạm phát nội địa Hàn Quốc tăng lên bởi Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thực phẩm và năng lượng.

Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống còn 1,6% từ mức 1,7% theo tính toán trước đó. Việc thị trường bất động sản suy giảm và thương mại đi xuống là những lý do quan trọng đằng sau việc thương mại yếu đi.

Theo Vietnamplus, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ngày 17/2 cho biết nền kinh tế Xứ sở kim chi đã tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh lạm phát cao hơn và xuất khẩu tiếp tục trì trệ.

MOEF đã đề cập đến khả năng suy thoái kinh tế trong báo cáo đánh giá kinh tế hàng tháng, được gọi là “Sách Xanh” (kể từ tháng 6/2022) trong đó nhấn mạnh rằng: lạm phát của Hàn Quốc vẫn ở mức cao và phục hồi tiêu dùng trong nước đang chậm lại.

Trong khi đó, việc xuất khẩu sụt giảm liên tục và tâm lý kinh doanh xấu đi đã cho thấy nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đang suy thoái.

Đây cũng là lần đầu tiên MOEF đưa ra đánh giá rằng nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng chậm lại kể từ khi dần hồi phục sau hậu quả của đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra cùng ngày, Lee Seung-han, giám đốc bộ phận phân tích kinh tế của MOEF cho biết thêm rằng: “(Kể từ tháng 6/2022), xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm mạnh và gần đây, ngay cả tiêu dùng cũng bắt đầu chậm lại.”

Vào tháng 1/2023, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc ghi nhận đạt mức cao kỷ lục hàng tháng là 12,69 tỷ USD, đánh dấu tháng thua lỗ thứ 11 liên tiếp và chủ yếu là do chi phí năng lượng tăng vọt. Hàn Quốc vốn là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng.

Bên cạnh đó, giá tiêu dùng (thước đo chính của lạm phát) ở Hàn Quốc cũng đã tăng 5,2% trong tháng 1 so với một năm trước đó (mức tăng của tháng 12/2022 là 5%). Đây cũng là mức tăng lạm phát 5% hoặc cao hơn trong tháng thứ 9 liên tiếp.

Theo Lao Động và Công Đoàn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE