WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022

Trong một báo cáo về vấn đề di cư và phát triển vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng kiều hối đổ về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022 sẽ tăng 5% so với năm ngoái lên 626 tỷ USD.

Bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% ghi nhận trong năm 2021.

Giám đốc toàn cầu về bảo trợ xã hội và việc làm tại WB, ông Michal Rutkowski nhận xét: "Những người di cư giúp xoa dịu các thị trường lao động đang thắt chặt ở các nước sở tại trong khi hỗ trợ gia đình của chính họ thông qua kiều hối.

Các chính sách bảo trợ xã hội toàn diện đã giúp người lao động vượt qua những khó khăn về thu nhập và việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các chính sách như vậy có tác động toàn cầu thông qua kiều hối và chúng cần phải được tiếp tục".

Quảng cáo

Theo một báo cáo trước đó của WB, lượng kiều hối toàn cầu chuyển về các nước nghèo và thu nhập trung bình đã tăng lên 589 tỷ USD vào năm 2021. Năm điểm đến phổ biến nhất của dòng kiều hối toàn cầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines và Ai Cập.

Báo cáo cho hay việc mở cửa trở lại các nền kinh tế sở tại khi đại dịch COVID-19 dần lắng dịu đã hỗ trợ người di cư có việc làm và tạo điều kiện cho họ tiếp tục giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, giá cả tăng cao cũng đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập thực tế của người di cư.

WB cho biết thêm dòng kiều hối ước sẽ tăng lần lượt 9,3% ở Mỹ Latinh và Caribea, 3,5% ở Nam Á, 2,5% tại Trung Đông-Bắc Phi và 0,7% ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay. Mức tăng trưởng kiều hối của Trung Đông-Bắc Phi năm 2022 sẽ chậm hơn so với năm 2021 và ở mức dự kiến 63 tỷ USD, chủ yếu do thu nhập từ tiền lương thực tế của người di cư tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sụt giảm.

Dòng kiều hối chuyển về khu vực châu Phi phía Nam Sahara có thể sẽ tăng 5,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm ngoái.

Báo cáo của WB cho rằng tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng và y tế của các nền kinh tế có thu nhập cao và giá dầu cao hơn vốn đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia vùng Vịnh đã thúc đẩy nhu cầu về lao động trong năm 2022, qua đó làm gia tăng nguồn kiều hối đổ về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc

Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.

Mỹ và Trung Quốc đạt tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mại Nóng: Mỹ - Trung nhất trí hoãn áp thuế 90 ngày, mức giảm rất “sốc”